hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 19/08/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bệnh nhân Covid tự điều trị tại nhà cần lưu ý những gì?

Trước thực trạng các ca nhiễm Covid-19 tăng cao, đặc biệt tại TP.HCM số ca cộng đồng còn lớn hơn số ca ở khu cách ly, phong tỏa, các bệnh viện hầu hết quá tải, Bộ Y tế đã thí điểm điều trị F0 tại nhà ở các tỉnh, thành có số ca nhiễm cao. Vậy khi tự điều trị Covid ở nhà, người bệnh cần lưu ý những gì?

Câu hỏi: Tôi muốn biết tự điều trị Covid tại nhà có thể dùng đơn thuốc nào và cần lưu ý những gì?

Tự điều trị Covid tại nhà bằng thuốc gì?

Ngày 17/8, Sở Y tế TP.HCM có Công văn 5718/SYT-NVY cập nhật hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0, trong đó có hướng dẫn toa thuốc điều trị Covid-19 tại nhà dành cho người từ 18 tuổi trở lên.

Theo toa thuốc tự điều trị Covid tại nhà của Sở Y tế TP.HCM, các thuốc điều trị tại nhà bao gồm: thuốc hạ sốt, thuốc nang cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền), thuốc kháng vi rút, thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số trường hợp nhất định.

Riêng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống được chỉ định cho người có triệu chứng sớm của suy hô hấp và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.

tự điều trị Covid tại nhà
Toa thuốc tự điều trị Covid-19 tại nhà của Sở Y tế TP.HCM.

Các trường hợp F0 tự điều trị Covid tại nhà có thể dùng đơn thuốc phải hội đủ các điều kiện:

- Không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: SpO2 ≥ 96%; nhịp thở ≤ 20 lần/ phút),

- Dưới 50 tuổi, không có bệnh nền,

- Không đang mang thai, không béo phì.

Bên cạnh đó, người tự điều trị Covid tại nhà phải đáp ứng các yêu cầu về khả năng tự chăm sóc; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất có thể được chăm sóc, theo dõi sức khỏe tại nhà.

Sở Y tế cũng lưu ý về thời gian, độ tuổi sử dụng đơn thuốc như sau:

- Thời gian sử dụng tối đa 07 ngày.

- Chỉ sử dụng cho người trên 18 tuổi và thận trọng khi sử dụng cho người trên 80

- Chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thận, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, có các bệnh lý dễ chảy máu.

Ngoài ra, khi sử dụng cần theo dõi các dấu hiệu xuất huyết (như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa...).

tự điều trị covid tại nhà
Bệnh nhân tự điều trị Covid-19 tại nhà phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Ảnh minh họa.

Tự điều trị Covid tại nhà và những lưu ý từ WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã đưa ra hướng dẫn 5 bước theo dõi bệnh nhân COVID-19 tại nhà, trong đó có hướng dẫn đối với cộng đồng, người nhà và bản thân người bệnh. Cụ thể:

1. Đối với cộng đồng - Nhận biết các triệu chứng của COVID-19

Nếu có những triệu chứng điển hình của Covid-19 như Sốt - Ho - Đau họng - Mất vị giác, khứu giác - Đau cơ - Đau đầu, hãy gọi điện cho nhân viên y tế để được tư vấn và xét nghiệm.

Các triệu chứng nặng của COVID-19 bao gồm: khó thở, không thể ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, đau ngực, hoa mắt, chóng mặt lờ đờ. Nếu bạn hoặc bất cứ người nào bạn quen biết có các triệu chứng nặng của COVID-19 nêu trên, hãy gọi điện ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.

2. Đối với người bệnh - Tự chăm sóc bản thân

Người bệnh COVID-19

cần nghỉ ngơi trong phòng riêng, thông thoáng khí (nếu có thể), hoặc đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m với người khác.

uống nhiều nước để cơ thể không mất nước, đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Cần nhớ, luôn đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người khác.

Dùng paracetamol khi bị sốt, đau mỏi cơ, đau đầu. Liên hệ với nhân viên y tế để biết liều lượng và khoảng cách giữa các liều. Đồng thời, có thể chườm mát, lau người bằng nước ấm để hạ sốt.

Lưu ý:

- Theo dõi nồng độ oxy theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của nhân viên ngoại trừ paracetamol dùng khi bị sốt/đau mỏi cơ/đau đầu.

- Nếu thấy khó thở, không thể ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, đau ngực, hoặc hoa mắt, chóng mặt, lờ đờ, hãy gọi ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.

3. Đối với người bệnh COVID-19 và người nhà: Bảo vệ những người sống cùng

F0 phải luôn giữ khoảng cách với người khác, ở trong phòng riêng (nếu có thể), thông thoáng khí.

Nếu không có phòng riêng, F0 hãy giữ khoảng cách tối thiểu 2m với những người khác sống trong nhà.

F0 và tất cả mọi người trong nhà cần luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nhau.

Sử dụng riêng các đồ dùng ăn uống, sinh hoạt. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay khô.

4.  Dùng máy đo nồng độ oxy đối với F0 điều trị tại nhà

Nếu F0 được bác sỹ khuyên dùng máy đo nồng độ oxy (SpO2), phải biết sử dụng máy đo đúng cách. Nếu không biết cách sử dụng, hãy hỏi nhân viên y tế để được hướng dẫn.

Hãy dùng máy để kiểm tra nồng độ oxy 3 lần/ngày, hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

5. Theo dõi nồng độ oxy rất quan trọng đối với F0

Nồng độ oxy (SpO2) rất quan trọng.

- Bất kể nồng độ oxy của bạn là bao nhiêu, nếu cảm thấy khó thở, không thể ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, đau tức ngực, hoặc bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, hãy gọi ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.

- Nếu nồng độ oxy trên 94%, hãy tiếp tục theo dõi nồng độ oxy của bạn.

Nhân viên y tế có thể hướng dẫn chi tiết riêng, tùy theo tình trạng của F0.

Nếu nồng độ oxy ≤ 94%, hãy gọi ngay cho nhân viên y tế hoặc tìm kiếm chăm sóc y tế, dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Thay đổi các tư thế nằm trên giường: nằm sấp, nằm nghiêng, và ngồi thẳng lưng, mỗi lần khoảng 2 giờ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X