hieuluat
Chia sẻ email

Từ lùm xùm của “Con cưng”, xem lại khái niệm hàng giả

Những ngày qua, vụ việc chuỗi cửa hàng Con Cưng bị phát hiện có tem nhãn trên sản phẩm bị cắt và thay thế bằng tem nhãn CF (Con Cưng Fashion) được dư luận rất quan tâm. Tuy nhiên, sau vụ việc này mới biết, “dân mình” vẫn còn mơ hồ với khái niệm hàng giả.

Hàng giả là khái niệm được quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CPNghị định 124/2015/NĐ-CP, bao gồm:

- Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

Hàng giả là gì? Sản phẩm này của Con Cưng có phải hàng giả?

Hàng giả là gì? Sản phẩm này của Con Cưng có phải hàng giả?

- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

- Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

- Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ;

- Tem, nhãn, bao bì giả.

Có thể bạn quan tâm

X