Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh được bổ nhiệm. Tuy nhiên, có 2 trường hợp viên chức tập sự không được tuyển dụng sau khi kết thúc tập sự.
Thời gian tập sự của viên chức
“Chế độ tập sự” là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc (khoản 1 Điều 2 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP).
Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng, trừ trường hợp đã có từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Thời gian tập sự từ 03 - 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc (khoản 2 Điều 27 Luật Viên chức số 58/2010/QH12).
Theo đó, các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phối hợp với Bộ Nội vụ quy định về thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.
2 trường hợp viên chức tập sự không được tuyển dụng (Ảnh minh họa)
Khi nào viên chức tập sự không được tuyển dụng?
Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá phẩm chất, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Nếu người tập sự đạt yêu cầu sau thời gian tập sự thì quyết định hoặc làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền quản lý viên chức ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
Song, viên chức tập sự không được tuyển dụng nếu thuộc một trong 02 trường hợp quy định tại Điều 24 Nghị định 29/2012:
- Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự;
- Người tập sự bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Đồng thời, quy định viên chức tập không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cũng đã được luật hóa tại điểm e Điều 29 Luật Viên chức 2012 sửa đổi bổ sung 2019.
Xem thêm: