hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 04/03/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xác định giá trị thời hạn của giấy tờ công chứng, chứng thực

Khi sử dụng giấy tờ, văn bản công chứng, chứng thực, có những giấy tờ được sử dụng vô thời hạn, nhưng cũng có loại giấy tờ bị từ chối vì… hết giá trị sử dụng. Vấn đề giá trị thời hạn của giấy tờ công chứng, chứng thực là vấn đề khá nhiều người quan tâm.

Đối với giấy tờ, văn bản công chứng, Luật Công chứng quy định về giá trị pháp lý như sau:

-  Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng;

- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Đối với văn bản, giấy tờ chứng thực, Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý như sau:

- Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản;

- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Xác định giá trị thời hạn của văn bản công chứng, chứng thực

Xác định giá trị thời hạn của văn bản công chứng, chứng thực

Như vậy, pháp luật chỉ quy định đến giá trị pháp lý của các văn bản, giấy tờ được công chứng, chứng thực chứ không quy định thời hạn có giá trị của các loại văn bản, giấy tờ này. Vì vậy, có thể hiểu chúng có giá trị vô thời hạn.

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều loại giấy tờ, văn bản mà bản chính cũng có thời hạn xác định thì bản công chứng, chứng thực đương nhiên không thể có giá trị vô thời hạn được. Trong trường hợp này, bản sao chỉ có giá trị khi bản gốc vẫn còn giá trị sử dụng mà thôi. Chẳng hạn, phiếu Lý lịch tư pháp có giá trị thời hạn trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp thì bản sao chứng thực cũng có giá trị đến 6 tháng kể từ ngày cấp bản chính. Hợp đồng công chứng có giá trị thời hạn theo thời hạn hiệu lực ghi trong hợp đồng chính.

Ngoài ra, khi bản gốc bị thay đổi, bị hủy bỏ… thì giá trị của bản sao cũng bị thay đổi tương tự.

Xem thêm:

Phân biệt công chứng và chứng thực

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X