Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày xác định kết quả trúng thưởng hoặc kể từ ngày hết hạn lưu hành của vé xổ số tự chọn số điện toán mà không ai đến nhận thì vé không còn giá trị lĩnh thưởng. Điều được nhiều người quan tâm là giải thưởng này sẽ đi về đâu?
Đã từng có trường hợp trúng Vietlott nhưng… không đến nhận
Trước đây, ngày 29/6/2017, gần 38 tỷ đồng giải độc đắc trong kỳ quay thứ 122 ngày 30/4/2017 sau 2 tháng không có người đến nhận.
Sau đó, tại kỳ quay số mở thưởng số 226 ngày 29/12/2017, đã có tấm vé may mắn trúng Jackpot sản phẩm Mega 6/45 trị giá hơn 105 tỷ đồng nhưng tiếp tục không tìm được chủ nhân.
Gần đây nhất, kỳ quay số mở thưởng 119 diễn ra tối 5/5 cũng đã xác định được chủ nhân của giải thưởng độc đắc Jackpot 1 trị giá hơn 303,8 tỷ đồng (chưa trừ thuế). Sau 2 ngày, vẫn chưa thấy bóng dáng chủ nhân tờ vé số này.
Theo quy định tại Điều 31 Thông tư 136/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán thì thời hạn lĩnh thưởng của vé trúng thưởng là sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày xác định kết quả trúng thưởng hoặc kể từ ngày hết hạn lưu hành của vé xổ số tự chọn số điện toán. Quá thời hạn quy định, các vé trúng thưởng không còn giá trị lĩnh thưởng.
Vậy, một vấn đề nữa được đặt ra ở đây là sau khi vé trúng thưởng đã mất giá trị lĩnh thưởng, số tiền thưởng đó được xử lý như thế nào?
Xử lý như nào nếu khách trúng số không nhận giải?
Xử lý như nào với số tiền trúng số nhưng không ai nhận?
Theo quy định tại khoản 2 điều 4 Nghị định 122/2017/NĐ-CP thì “Đối với giải thưởng tích lũy của các sản phẩm xổ số tự chọn số điện toán, nếu hết thời hạn lĩnh thưởng mà người trúng thưởng không đến lĩnh thưởng thì doanh nghiệp kinh doanh xổ số được phép kinh doanh xổ số điện toán hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp”.
Người trúng giải có thể đến bất cứ điểm bán hàng nào để kiểm tra vé trúng giải nhưng phải đến Chi nhánh phụ trách điểm bán hàng để làm thủ tục nhận giải.