hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 17/04/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

An toàn giao thông là gì? Thực trạng an toàn giao thông hiện nay

An toàn giao thông là khái niệm được nói đến nhiều trên truyền thông cũng như đời sống. Vậy an toàn giao thông là gì? Người tham gia giao thông hãy theo dõi hết bài viết dưới đây để biết thêm các thông tin về an toàn giao thông cũng như vi phạm an toàn giao thông nhé.

Mục lục bài viết
  • An toàn giao thông là gì? 
  • Thực trạng an toàn giao thông hiện nay 
  • Thực trạng an toàn giao thông hiện nay
  • Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông 
  • Vi phạm an toàn giao thông là gì? Các hành vi vi phạm an toàn giao thông phổ biến 
An toàn giao thông là gì?

An toàn giao thông là gì?

An toàn giao thông là gì? 

Định nghĩa an toàn giao thông là gì? An toàn giao thông hiểu một cách đơn giản là sự đảm bảo an toàn cho mọi người khi tham gia lưu thông trên các hệ thống giao thông khác nhau như đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không.

An toàn giao thông được đảm bảo bằng hành vi văn hoá của người tham gia giao thông, trong đó bao gồm sự hiểu biết và ý thức chấp hành tốt các quy định pháp luật về giao thông của mọi người.

Sự chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ giao thông và cư xử phù hợp khi tham gia giao thông có thể đảm bảo an toàn cho tính mạng của bản thân và mọi người.

Thực trạng an toàn giao thông hiện nay 

Ngoài khái niệm An toàn giao thông là gì, vấn đề thực trạng an toàn giao thông hiện nay cũng rất đáng được quan tâm.

Thực trạng an toàn giao thông hiện nay

An toàn giao thông là một trong những vấn đề được nhà nước và xã hội quan tâm, bởi vì tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng nghiêm trọng. Dưới đây là một số thực trạng phổ biến về an toàn giao thông của nước ta.

  • Thực trạng học sinh chưa đủ tuổi lái xe máy, mô tô tới trường.

  • Thực trạng một bộ phận người tham gia giao thông thiếu ý thức gây ùn tắc giao thông.

  • Thực trạng lấn chiếm lòng lề đường.

  • Thực trạng người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia, chất kích thích khi lái xe.

  • Thực trạng chở hàng hóa cồng kềnh gây mất an toàn giao thông.

  • Thực trạng người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm .

  • Thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được lượng phương tiện giao thông.

  • Thực trạng người qua đường không không đúng vạch quy định.

  • Thực trạng va chạm giao thông.

  • Thực trạng người tham gia giao thông không chấp hành luật lệ giao thông như vượt đèn tín hiệu, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định...

Thực trạng người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm

Thực trạng người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm

Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông 

Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông là gì?  Có rất nhiều nguyên nhân gây mất an toàn giao thông, nhưng có thể gộp thành hai nhóm nguyên nhân sau đây:

  • Nguyên nhân chủ quan

Đối với nguyên nhân chủ quan chủ yếu xuất phát chính từ sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông.

Cụ thể những nguyên nhân chủ quan do thiếu ý thức gây mất an toàn giao thông là phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, lạng lách, đánh võng, sử dụng chất kích thích, chưa có kỹ năng điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân đến từ sự chủ quan khác như uống rượu bia, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, thiếu sự quan sát trước sau, chở hàng hóa cồng kềnh,....

  • Nguyên nhân khách quan:

Các nguyên nhân khách quan gây mất an toàn giao thông đến từ bên trong phương tiện vận tải là do bị hỏng hóc động cơ, cháy nổ hay đến từ những yếu tố bên ngoài như hệ thống đường xá xuống cấp, ngập nước, sự phân bổ biển báo chưa hợp lý, đinh tặc, hình phạt vi phạm giao thông chưa đủ răn đe....

Dường như khoảng 90% nguyên nhân gây mất an toàn giao thông là gì đến từ sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông.

Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh

Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh

Vi phạm an toàn giao thông là gì? Các hành vi vi phạm an toàn giao thông phổ biến 

Hiện nay các hành vi vi phạm an toàn giao thông rất phổ biến, gây ra thiệt hại lớn  về người và tài sản, thế nhưng người tham gia giao thông vẫn vi phạm. Vậy vi phạm an toàn giao thông là gì và mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông như thế nào?

Khái niệm vi phạm an toàn giao thông

Vi phạm an toàn giao thông là hành vi vi phạm các quy định của luật giao thông, do lỗi của chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý gây ra. Hành vi này làm ảnh hưởng tới trật tự giao thông và những nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật.

Các hành vi vi phạm an toàn giao thông phổ biến và mức phạt

Dưới đây là các hành vi vi phạm an toàn giao thông phổ biến và các mức phạt theo quy định.

  • Hành vi không đội mũ bảo hiểm

Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung thêm hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.

  • Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu của người tham gia giao thông có mức phạt với mô tô xe máy theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đối với ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng bị phạt tiền theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông

  • Hành vi chạy quá tốc độ

Đối với hành vi chạy quá tốc độ với ô tô có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến trên 35 km/h (theo các điểm tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được quy định tại Điểm b,c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Đối với hành vi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến trên 20 km/h (theo Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi).Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng được quy định tại Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

  • Hành vi không bật xi nhan khi chuyển hướng, chuyển làn

Đối với xe ô tô hành vi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng (theo điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).Ngoài ra, hành vi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng (điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Đối với xe máy có hành vi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, hành vi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Như vậy, bài viết trên đây về an toàn giao thông là gì, cho thấy an toàn giao thông luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm cũng như là nỗi đau của mỗi gia đình. Hy vọng qua bài này bạn đọc có thêm các thông tin cần thiết về an toàn giao thông, vi phạm an toàn giao thông và các mức phạt khi vi phạm. ​

Có thể bạn quan tâm

X