Apec đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hòa bình, phát triển và hợp tác toàn cầu. Vậy hiểu cụ thể Apec là gì?
Apec là gì?Apec thành lập năm nào?
APEC tên tiếng Anh là Asia-Pacific Economic Cooperation, là tên viết tắt của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.
Hiện nay khối thành viên APEC chiếm hơn 40% dân số thế giới và đóng góp hơn 60% GDP toàn cầu.
APEC được ví như là một "diễn đàn hàng đầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hợp tác, thương mại và đầu tư ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương".
APEC được thành lập vào tháng 11/1989 tại Canberra, Úc do Thủ tướng Úc Bob Hawke đề xuất thành lập nhằm tăng cường hợp tác kinh tế khu vực. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế đầu tiên được tổ chức tại Canberra, Úc, với 12 thành viên sáng lập gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Singapore Canada, Úc, New Zealand, Thái Lan, Philippines.
Vào thập niên 1990, APEC tập trung vào việc tự do hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Sau đó, có thêm 9 thành viên: Nga, Việt Nam, Mexico, Peru, Chile, Brunei Darussalam, Hồng Kông, Đài Loan.
Diễn đàn APEC thời gian về sau cũng chú trọng hơn vào các vấn đề như cải cách cấu trúc, chống khủng bố và an ninh lương thực, biến đổi khí hậu.
APEC hiện nay tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, hướng đến mục tiêu "Cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương 2020".
Apec là gì?
APEC có bao nhiêu thành viên?
Tính đến năm 2024, APEC có 21 nền kinh tế thành viên:
- Khu vực Châu Á gồm các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Việt Nam, Nga.
- Khu vực Bắc Mỹ gồm các nước Hoa Kỳ, Canada, Mexico.
- Khu vực Nam Mỹ: Peru, Chile.
- Khu vực Châu Đại Dương: Úc, New Zealand.
Ngoài ra, APEC còn có 3 quan sát viên:
- Ban Thư ký ASEAN
- Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC)
- Diễn đàn Đảo Thái Bình Dương (PIF)
Việt Nam gia nhập Apec năm nào?
Việt Nam gia nhập APEC vào ngày 15/11/1998.
Gia nhập APEC một cột mốc quan trọng đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển.
Kể từ khi gia nhập APEC, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động của diễn đàn, đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng và phát triển.
Những lợi ích khi Việt Nam gia nhập APEC có thể kể đến như sau:
- Thúc đẩy thương mại và đầu tư: thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên APEC, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.- Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển.
- Nâng cao vị thế quốc tế, tạo điều kiện cho đất nước hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Sau 25 năm gia nhập APEC, Việt Nam gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, khẳng định vị thế của một quốc gia năng động, hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Mục tiêu và chức năng hoạt động của Apec
Mục tiêu chung của APEC là tạo điều kiện cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực kinh tế năng động và có sự gắn kết, góp phần vào sự phát triển chung của thế giới. Để đạt được mục tiêu đề ra, APEC tập trung vào các chức năng chính:
Thứ nhất là thúc đẩy tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư: APEC cam kết tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực thông qua việc giảm thiểu rào cản thuế quan và phi thuế quan, hài hòa hóa tiêu chuẩn và thủ tục, và thúc đẩy các quy tắc cạnh tranh minh bạch.
Thứ hai là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và vi mô (MSME), khuyến khích và hỗ trợ các MSME tham gia vào chuỗi giá trị khu vực lẫn toàn cầu.
Thứ ba, là phát triển kinh tế bền vững bằng cách giải quyết các vấn đề môi trường, năng lượng và biến đổi khí hậu.
Thứ tư là tăng cường hợp tác kinh tế và kỹ thuật thông qua việc hỗ trợ chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và các sáng kiến tốt nhất về các vấn đề kinh tế và kỹ thuật trong khu vực.
Thứ năm là hợp tác trong lĩnh vực an ninh lương thực bằng những nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững trong khu vực.
Và thứ sáu là xây dựng cộng đồng APEC thông qua những hoạt động thúc đẩy giao lưu nhân dân, hợp tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ.
Thẻ Apec là gì? Thẻ Apec có tác dụng gì?
Thẻ Apec có tác dụng gì?
Thẻ Apec hay còn lại là thẻ ABTC (APEC Business Travel Card). Đây là loại thẻ đi lại dành cho doanh nhân được cấp bởi các nền kinh tế thành viên APEC.
Thẻ Apec cho phép doanh nhân đi lại miễn thị thực hoặc thị thực nhập cảnh tại các nước thành viên APEC trong vòng 90 ngày (có thể là liên tục hoặc không liên tục) mỗi lần lưu trú cho mục đích công tác.
Khi sở hữu thẻ APEC sẽ có những lợi ích như:
- Không phải xin visa khi đến các nước thành viên APEC, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.- Giúp doanh nhân dễ dàng di chuyển giữa các nước thành viên APEC, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh và đầu tư.
- Việc sở hữu thẻ APEC còn thể hiện uy tín và vị thế của doanh nhân trong khu vực.
Ngoài ra, doanh nhân sở hữu thẻ APEC có thể sử dụng các làn đường ưu tiên tại sân bay khi xuất, nhập ở các nước thành viên APEC; được ưu tiên tham dự các hội nghị, hội thảo do APEC tổ chức.
Điều kiện để doanh nhân được cấp thẻ APEC:
- Phải là người có quốc tịch thuộc các nước thành viên APEC.- Phải có hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng.
- Phải có giấy tờ chứng minh hoạt động kinh doanh.
- Phải đáp ứng các điều kiện khác do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Quy trình xin cấp thẻ APEC:
Quy trình xin cấp thẻ APEC có thể khác nhau ở các nước thành viên. Tuy nhiên, quy trình cơ bản sẽ bao gồm các bước:
- Nộp hồ sơ xin tại cơ quan có thẩm quyền.
- Hồ sơ được thẩm định và xét duyệt.
- Doanh nhân sẽ được cấp thẻ APEC nếu đủ điều kiện.
Thẻ Apec được đi những nước nào?
Thẻ APEC "mở cửa" 19 quốc gia. Danh sách 19 quốc gia bạn có thể miễn thị thực hoặc nhập cảnh nhanh chóng khi sở hữu thẻ APEC gồm:
- Châu Á: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Việt Nam.
- Bắc Mỹ: Hoa Kỳ, Canada, Mexico.
- Nam Mỹ: Peru, Chile.
- Châu Đại Dương: Úc, New Zealand.
Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số 19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật