hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 17/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bệnh truyền nhiễm là gì? Phân loại bệnh truyền nhiễm ra sao?

Bệnh truyền nhiễm là dạng bệnh rất phổ biến, bệnh có khả năng lây truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau.

Mục lục bài viết
  • Bệnh truyền nhiễm là gì?
  • Định nghĩa bệnh truyền nhiễm là gì?
  • Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
  • Các bệnh truyền nhiễm thường gặp
  • Danh sách các bệnh truyền nhiễm thường gặp

Bệnh truyền nhiễm là gì?

Định nghĩa bệnh truyền nhiễm là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm thì:

1. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Bệnh truyền nhiễm còn được gọi là bệnh lây, đây là dạng bệnh rất phổ biến, bệnh có khả năng lây truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau và có thể trở thành vùng dịch ở những nơi có số người mắc nhiều.

Tuy nhiên, khi đã mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người bệnh sẽ có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Đó được gọi là quá trình tạo thành miễn dịch. Tùy theo loại bệnh và cơ thể người mà miễn dịch được hình thành với mức độ, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ khác nhau.

định nghĩa bệnh truyền nhiễm là gì

Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm

Điều 2 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm cũng quy định rõ:

- Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.

- Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.

- Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh. Người mang mầm bệnh truyền nhiễm là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thường gặp

Danh sách các bệnh truyền nhiễm thường gặp

Theo Viện Paster TP.HCM thì các bệnh truyền nhiễm thường gặp như:

STT

Danh sách bệnh truyền nhiễm

STT

Danh sách bệnh truyền nhiễm

1

Bệnh bại liệt

16

Bệnh lao phổi

2

Bệnh cúm A/H5N1

17

Bệnh do liên cầu lợn ở người

3

Bệnh dịch hạch

18

Bệnh lỵ A-míp (Amibe)

4

Bệnh đậu mùa

19

Bệnh lỵ trực trùng

5

Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg)

20

Bệnh quai bị

6

Bệnh sốt Tây sông Nin (Nile)

21

Bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue)

7

Bệnh sốt vàng

22

Bệnh sốt rét

8

Bệnh tả

23

Bệnh sốt phát ban

9

Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút

24

Bệnh sởi

10

Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno)

25

Bệnh tay-chân-miệng

11

Bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)

26

Bệnh than

12

Bệnh bạch hầu

27

Bệnh thủy đậu

13

Bệnh cúm

28

Bệnh thủy đậu

14

Bệnh dại

29

Bệnh uốn ván

15

Bệnh ho gà

30

Bệnh Ru-bê-ôn (Rubeola)

Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em

Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em như:

Bệnh tay chân miệng: Là bệnh nhiễm trùng do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus E71 gây ra. Biểu hiện ban đầu là mệt mỏi, đau họng, sốt nhẹ. Các nốt mụn nước bắt đầu xuất hiện sau hai ngày trong lòng bàn tay, bàn chân, trong miệng của trẻ.

Sốt xuất huyết: Là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue và muỗi vằn Aedes Aegypti gây ra. 

Bệnh sởi: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Paramyxo gây ra, có thể lây truyền thông qua đường hô hấp. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch kém…

Bệnh cúm: Là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc cúm do sức đề kháng kém. 

Bệnh thủy đậu: Là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻdưới 10 tuổi, chủ yếu do là virus Varicella Zoster gây ra. Đây là loại virus có khả năng lây qua đường không khí, dễ lây bệnh nếu như hít phải giọt nước bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi, chảy mũi.

Cách phân loại bệnh truyền nhiễm

Điều 3 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Quyết định 1988/QĐ-BYT của Bộ Y tế  thì bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:

Bệnh truyền nhiễm nhóm A

Bệnh truyền nhiễm nhóm B

Bệnh truyền nhiễm nhóm C

Là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh, gồm các bệnh sau:

- Bại liệt

- Bệnh cúm A-H5N1

- Bệnh cúm A (H7N9)

- Bệnh dịch hạch

- Bệnh đậu mùa

- Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg)

- Bệnh sốt Tây sông Nin (Nile)

- Bệnh sốt vàng

- Bệnh tả

- Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh

Gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong, gồm các bệnh như:

- Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno)

- Bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)

- Bệnh bạch hầu

- Bệnh cúm

- Bệnh dại

- Bệnh ho gà

- Bệnh lao phổi

- Bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe)

- Bệnh sốt rét

- Bệnh sốt phát ban

- Bệnh sởi

- Bệnh tay-chân-miệng

- Bệnh thủy đậu

- Bệnh thương hàn

- Bệnh uốn ván…

Gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh, gồm các bệnh như:

- Bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia)

- Bệnh giang mai

- Các bệnh do giun

- Bệnh lậu

- Bệnh mắt hột

- Bệnh sán dây

- Bệnh sán lá gan

- Bệnh sán lá phổi

- Bệnh sán lá ruột

- Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta);

- Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm

- Bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie)…

Danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc xin

bệnh truyền nhiễm là gì danh mục bệnh truyền nhiễm và đối tượng phải tiêm vắc xin
Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng phải sử dụng vắc xin được quy định
tại Thông tư 38/2017/TT-BYT.

Theo đó,Danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng:

TT

Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tại Việt Nam

Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng

Vắc xin

Đối tượng sử dụng

Lịch tiêm/uống

1

Bệnh viêm gan vi rút B

Vắc xin viêm gan B đơn giá

Trẻ sơ sinh

Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

2

Bệnh lao

Vắc xin lao

Trẻ em dưới 1 tuổi

Tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh

3

Bệnh bạch hầu

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

4

Bệnh ho gà

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

5

Bệnh uốn ván

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

Vắc xin uốn ván đơn giá

Phụ nữ có thai

1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu

- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

- Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau

- Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau

- Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau.

2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

- Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu

- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

- Lần 3: ít nhất 1 năm sau lần 2

3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:

- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu

- Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1

6

Bệnh bại liệt

Vắc xin bại liệt uống đa giá

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Vắc xin bại liệt tiêm đa giá

Trẻ em dưới 1 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 5 tháng tuổi

7

Bệnh do Haemophilus influenzae týp b

Vắc xin Haemophilus influenzae týp b đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

8

Bệnh sởi

Vắc xin sởi đơn giá

Trẻ em dưới 1 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

9

Bệnh viêm não Nhật Bản B

Vắc xin viêm não Nhật Bản B

Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 1 tuổi

Lần 2: 1 - 2 tuần sau lần 1

Lần 3: 1 năm sau lần 2

10

Bệnh rubella

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phạt thế nào?

Căn cứ Điều 240 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về trách nhiệm hình sự đối với các hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người được quy định như sau:

Phạt từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 5 năm đối với người có một trong các hành vi sau:

- Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

- Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế

- Làm chết người.

Phạt tù từ 10 - 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

- Làm chết 02 người trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
HieuLuat vừa giải đáp thông tin cho bệnh truyền nhiễm là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X