hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 21/04/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bình đẳng giới là gì? Ý nghĩa của bình đẳng giới

Ngày nay, việc bình đẳng giữa nam và nữ vẫn luôn là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, bình đẳng giới đã được đề cập cụ thể trong các văn bản pháp luật. Vậy bình đẳng giới là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quyền lợi này trong bài viết dưới đây nhé.

Mục lục bài viết
  • Bình đẳng giới là gì? Ví dụ cụ thể
  • Bình đẳng giới là gì?
  • Nguồn gốc, lịch sử về bình đẳng giới
  • Ví dụ cụ thể về bình đẳng giới 
  • Mục tiêu, ý nghĩa của bình đẳng giới 

Bình đẳng giới là gì? Ví dụ cụ thể

Bình đẳng giới là gì?

Bình đẳng giới là việc nữ giới và nam giới đều cần được đối xử bình đẳng trong mọi khía cạnh cuộc sống, được thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội để cống hiến, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội.

Nguồn gốc, lịch sử về bình đẳng giới

Quyền bình đẳng của phụ nữ có được như ngày nay là kết quả của quá trình đấu tranh không ngừng nghỉ qua nhiều thế hệ phụ nữ trên toàn thế giới. Mở đầu là cuộc đấu tranh công nhận cho phụ nữ các quyền cơ bản như nhân quyền và dân quyền tại Pháp năm 1791.

Tiếp đến tại Mỹ năm 1857, các nữ công nhân ngành dệt đã phải đứng lên đấu tranh chống lại giới chủ khi bị bắt làm việc 12 giờ/ ngày trong điều kiện làm việc khắc nghiệt. Một dấu ấn đáng nhớ là ngày 8/3/1899, 15000 nữ công nhân ngành dệt may đã tham gia biểu tình trên đường phố New York và Chicago để tiếp tục đấu tranh chống bóc lột phụ nữ và trẻ em tại các nhà máy, xí nghiệp khiến giới chủ phải nhượng bộ.

Bên cạnh thắng lợi về việc giành được quyền lao động, một quyền chính trị quan trọng khác của phụ nữ là quyền bầu cử cũng đã từng bước được thừa nhận: New Zealand (1893), Australia (1902), Phần Lan (1906), tiếp đến là một số bang ở Mỹ. Năm 1945 quyền bình đẳng nam nữ đã được công nhận trong Hiến chương Liên Hợp quốc.

Năm 1972, một công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ được ra đời. Đây là một văn bản có giá trị pháp lý quốc tế yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên tham gia cam kết thực thi quyền bình đẳng nam nữ trong thực tiễn. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký cam kết này.

Bình đẳng giới là gì?

Bình đẳng giới là gì?

Ví dụ cụ thể về bình đẳng giới 

Trong thời đại phong kiến, phụ nữ Việt Nam được dạy phải biết “ tam tòng, tứ đức”. Hiểu đơn giản nghĩa là phụ nữ phải đoan trang dịu dàng, chỉ cần ở nhà nội trợ, chăm lo cho chồng con. Họ không được đi học, hay tham gia các kỳ thi văn hoá. Cuộc sống của người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào đàn ông.

Hiện nay trong xã hội văn minh hiện đại, người phụ nữ đã được thể hiện tiếng nói của bản thân. Người phụ nữ đã đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,...Và sự thật chứng minh rằng, người phụ nữ vừa có thể chăm sóc cho gia đình vừa có thể cống hiến cho xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Trước đây, cùng giờ làm giống nhau nhưng người phụ nữ chỉ nhận được 80% lương so với đàn ông. Thời gian ở nhà phụ nữ phải làm hầu hết tất cả mọi việc từ nấu cơm, chăm sóc con cái, dọn nhà,.... Tuy nhiên hiện nay, xã hội Việt Nam đã và đang ngày càng công nhận năng lực làm việc của người phụ nữ. Trong gia đình, người chồng cũng đã biết san sẻ việc nhà với vợ.

Mục tiêu, ý nghĩa của bình đẳng giới 

Mục tiêu của bình đẳng giới 

Quyền bình đẳng giới nhằm xoá bỏ sự phân biệt về giới tính. Tạo ra một xã hội công bằng văn minh, nơi mà phụ nữ hay đàn ông đều có thể tham gia học tập, làm việc, được cống hiến và được hưởng phúc lợi như nhau. Đồng thời thiết lập quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong gia đình và xã hội.

Ý nghĩa của bình đẳng giới

Bình đẳng giới không chỉ giải phóng phụ nữ mà còn giải phóng đàn ông. Khi quá đề cao nam giới, thì bản thân họ cũng phải chịu những áp lực khổng lồ. Ví dụ như kiếm tiền, làm trụ cột gia đình, xây nhà,...

Bình đẳng giới không chỉ là vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ. Đó còn là sự đảm bảo quyền con người với tất cả giới tính bao gồm đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới. Bình đẳng giới cho phép họ được công khai và sống đúng với giới tính của mình mà không bị phân biệt, kỳ thị.

Mục tiêu, ý nghĩa của bình đẳng giới

Mục tiêu, ý nghĩa của bình đẳng giới

Những quy định về bình đẳng giới của Việt Nam 

Những nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới tại Việt Nam 

Theo điều 3 Luật Bình đẳng giới 2006:

- Nam và nữ bình đẳng trong mọi vấn đề về đời sống trong gia đình và xã hội.

- Nam và nữ không bị phân biệt về giới tính.

- Tất cả những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới mà nhà nước ban hành không được coi là phân biệt giới tính.

- Những chính sách, quy định để hỗ trợ bảo vệ người mẹ không được coi là bất bình đẳng giới.

- Trong xây dựng và thực thi các chính sách pháp luật luôn cần đảm bảo bình đẳng giới.

- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, xã hội.

Chính sách của nhà nước Việt Nam về bình đẳng giới 

Điều 7 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định những nội dung sau:

- Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội thể thao; hỗ trợ tạo điều kiện cho nam và nữ cống hiến phát triển xã hội và được hưởng thành quả lao động như nhau.

- Bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ trong khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; đàn ông cũng cần san sẻ công việc gia đình với phụ nữ.

- Khuyến khích xoá bỏ những phong tục tập quán cổ hủ gây bất bình đẳng giới.

- Cơ quan nhà nước gia đình cùng chung tay thực hiện những biện pháp chống bất bình đẳng giới.

- Cố gắng lan truyền và thực hiện bình đẳng giới ở những vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Nội dung quản lý về bình đẳng giới tại việt Nam

Theo Điều 8 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định những nội dung sau:

- Xây dựng, tổ chức những chiến lược, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới

- Ban hành và tổ chức thực hiện những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

- Ban hành và tổ chức thực hiện những văn bản pháp luật về bình đẳng giới.

- Tuyên truyền và kêu gọi người dân thực hiện bình đẳng giới.

- Thành lập và đào tạo những cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.

- Kiểm tra việc thực hành bình đẳng giới và xử lý các tố cáo khiếu nại liên quan.

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo về bình đẳng giới.

- Hợp tác với quốc tế về bình đẳng giới.

Quy định về bình đẳng giới tại Việt Nam

Quy định về bình đẳng giới tại Việt Nam

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam 

Theo Điều 19 Luật Bình đẳng giới 2006  quy định những nội dung sau:

- Cố gắng cân đối tỷ lệ nam và nữ, đảm bảo tỷ lệ phù hợp cho thế hệ sau.

- Đào tạo, nâng cao năng lực và tri thức cho nữ hoặc nam.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho nữ và nam phát triển toàn diện.

- Quy định nữ có quyền lựa chọn, được ưu tiên trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam.

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính- trị xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức của mình 

Theo Điều 31 Luật Bình đẳng giới 2006 số 73/2006/QH11 quy định những nội dung sau:

- Bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, người lao động được đào tạo, học tập và bổ nhiệm, hưởng phúc lợi không biệt giữa nam và nữ.

- Bảo bảo việc đánh giá năng lực công tác, thành quả công việc bình đẳng.

- Xác nhận thực trạng, đảm bảo bình đẳng giới trong các cơ quan, tổ chức.

- Đảm bảo sự tham gia thực hiện của tất cả cán bộ công nhân viên chức trong việc thực thi pháp luật các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội.

- Giáo dục về bình đẳng giới cho tất cả các cán bộ, công nhân viên chức.

- Đưa ra những chính sách, biện pháp phù hợp để khuyến khích thực thi bình đẳng giới trong gia đình các cán bộ, công nhân viên chức.

- Tạo điều kiện phát triển những phúc lợi xã hội nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho các gia đình.

Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc đã hiểu bình đẳng giới là gì. Hiện nay chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, nơi mà bình đẳng giới đã và đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Nếu bạn thấy có trường hợp bất bình đẳng giới hoặc chính bản thân đang phải chịu sự phân biệt giới tính hãy liên hệ chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm

X