Miệt thị, chê bai luôn tạo ra ám ảnh tâm lý với người phải chịu lời tiếng đó. Trong nhiều hình thức miệt thị, body shaming đã và đang vấn nạn cần cảnh báo ở xã hội hiện nay. Vậy thực chất body shaming là gì? Body shaming người khác có bị phạt tù hay không? Để có câu trả lời chính xác, mời bạn cùng tìm hiểu thêm ở dưới bài viết này!
Định nghĩa cụm từ body shaming là gì?
Để trả lời câu hỏi body shaming là gì, chúng ta cùng phân tích nghĩa của từng từ. Body shaming là từ tiếng Anh, trong đó “body” có nghĩa là cơ thể và “shaming” có nghĩa là hổ thẹn, xấu hổ. Xét về nghĩa tiếng Việt đơn thuần, body shaming là sự xấu hổ về cơ thể.
Body shaming là chỉ hành động chê bai miệt thị ngoại hình
Tuy nhiên, ý nghĩa được sử dụng nhiều của cụm từ này là để chỉ hành động chê bai, miệt thị nhằm vào ngoại hình của người khác. Hành động body shaming có thể là lời nói, cử chỉ phán xét, đánh giá giễu về ngoại hình theo một cách ác ý.
Miệt thị body shaming ở mức độ nào sẽ bị xử phạt?
Body shaming là hành động chê giễu ngoại hình của người khác. Điều này dễ khiến nạn nhân rơi vào mặc cảm, tự tin, thậm chí có thể nảy sinh suy nghĩ tiêu cực và dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Do đó, hành vi body shaming sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ.
Xử phạt hành chính
Body shaming sẽ khiến nạn nhân cảm thấy bị xâm phạm nhân phẩm và danh dự. Trong trường hợp, việc miệt thị, xâm phạm nhân phẩm để lại cho nạn nhân cũng hậu quả nghiêm trọng dẫn đến trầm cảm sẽ bị xử phạt hành chính.
Trong Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi miệt thị, xúc phạm nhân phẩm và danh dự người khác sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể là:
Theo điểm a khoản 3 Điều 7, người có hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của người khác có thể bị xử hành chính với mức tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng trừ trường hợp.
Theo điểm b khoản 2 Điều 21, người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng.
Theo Điều 54, người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong cùng gia đình sẽ bị phạt từ 5.000.000 – 20.000.000 đồng.
Hành vi body shaming xúc phạm danh dự người khác bị xử phạt hành chính
Thêm vào đó, Nghị định 15/2020/NĐ-CP đã có quy định xử phạt về việc đưa thông tin xuyên tạc, xúc phạm danh dự các nhân trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt hành chính. Theo điểm a khoản 3 Điều 99 của nghị định này, người có hành vi đưa thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự cá nhân có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng.
Xử lý trách nhiệm hình sự
Body shaming người khác ở mức độ nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính. Nhưng nếu việc miệt thị cơ thể gây xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm và danh dự, người có hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với Tội làm nhục người khác hoặc Tội vu khống. Hai tội danh này được quy định cụ thể ở Bộ luật Hình sự năm 2015 cụ thể như sau:
Theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015: Tội làm nhục người khác bị phạt cảnh cáo và phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng. Nếu khiến nạn nhân tự sát, đối tượng có thể bị phạt tù lên đến 5 năm.
Theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015, Tội vu khống sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt từ lên đến 7 năm. Ở mức độ nhẹ là bịa đặt và loan tin sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Ở mức độ là bịa đặt vì động cơ đê hèn hoặc khiến nạn nhân tự sát, đối tượng sẽ có thể bị phạt tù lên đến 7 năm.
Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân
Tuy nhiên, body shaming ở mức độ nào sẽ bị xử phạt hành chính thì lại chưa có bất kỳ văn bản nào quy định cụ thể. Nhưng có thể hiểu đơn, hành vị body shaming không đơn thuần là lời đùa giỡn hay chọc ghẹo thông thường.
Người có hành vi body shaming sẽ phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân theo quy định pháp luật
Do đó bên cạnh bị xử lý theo quy định pháp luật, người có hành vi body shaming sẽ phải thường thiệt hại cho nạn nhân
Theo Điều 34 và Điều 592 của Bộ luật Dân sự, Danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là điều được pháp luật bảo vệ và mọi người phải có nghĩa vị tôn trọng. Người xúc phạm nhân phẩm của người khác sẽ phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
Ở Điều 592 Bộ luật Dân sự, mức độ bồi thường sẽ được các bên (nạn nhân và người có hành vi) thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận, mức bồi thường tối đa sẽ không vượt quá 10 lần mức lương cơ sở ở thời điểm đó. Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức bồi thường tối đa đang là 14,9 triệu đồng.
Hậu quả nghiêm trọng của body shaming
Đối với nhiều người, việc body shaming người khác giống như “lời nói đùa”. Tuy nhiên, lời nói đùa ác ý này lại có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chúng sẽ khiến cho nạn nhân chịu tổn thương nặng nề.
Bất chợt đi trên đường, bạn nhận được hành động, lời nói rằng bạn thấp, bạn béo, bạn xấu. Vậy chắc chắn, cảm xúc của bạn sẽ tụt xuống ngay lúc đó. Nếu đủ mạnh mẽ, bạn sẽ hiểu và nhanh chóng quên đi những hành vi không đẹp đó. Ngược lại nếu quá để tâm vào lời nói, cử chỉ đó, bạn sẽ hình thức sự tự ti và mặc cảm.
Body shaming có thể khiến nạn nhân rơi vào trầm cảm nặng
Từ đó, những cảm xúc tiêu cực được hình thành. Từ tự ti mặc cảm, nạn nhân của body shaming sẽ xuất hiện tâm lý trầm cảm và muốn xa lánh xã hội. Sức khỏe và tinh thần đều bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng hơn là nhiều nạn nhân phát sinh những hành động cực kỳ tiêu cực như: tự làm đau chính bản thân, thậm chí là tự tử.
Cần làm gì khi gặp tình trạng body shaming?
Suy nghĩ tích cực
Nếu đang phải nhận những lời lẽ body shaming, hãy suy nghĩ tích cực lên. Thay vì tủi thân, lo lắng, bạn hãy tự tin về bản thân và để cho mọi người thấy được sự rạng ngời và những nét đẹp của bản thân nhé!
Luôn yêu thương bản thân
Dù là bất kỳ ai, bạn cũng sẽ có lúc nhận được những lời đánh giá, nhận xét không tốt về bản thân. Điều quan trọng là bản thân bạn muốn trở thành người như thế nào. Do đó thay vì để tâm đến những chê bai, miệt thị của người khác, bạn cần yêu chính bản thân mình. Lắng nghe, quan tâm đến cơ thể của mình là cách tốt nhất để cơ thể của bản khỏe hơn, đẹp hơn mỗi ngày.
Thể hiện rõ cảm xúc cá nhân
Ở bất kỳ hoàn cảnh nào, body shaming là hành vi đáng lên án ở toàn xã hội. Nếu đã hiểu rõ body shaming là gì, bạn không nên im lặng và hãy mạnh dạn lên tiếng thể hiện sự phản đối khi gặp tình huống này.
Cần phản đối mọi hành vi body shaming người khác
Không có bất kỳ quy chuẩn về nét đẹp, việc miệt thị cơ thể của người khác là hành vi cần phải bài trừ khỏi xã hội.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp rõ hơn về body shaming là gì và body shaming người khác bị xử phạt như thế nào. Cốt lõi của hành vi body shaming là ở tư tưởng chê bai và miệt thị người khác. Bên cạnh đó, nguyên nhân của vấn nạn này còn nằm ở sự thờ ơ và vô tâm của người xung quanh. Không có bất kỳ chuẩn mực nào cho cái đẹp, chình vì vậy đừng thờ ơ, đừng im lặng khi trở thành nạn nhân hay chứng kiến nạn nhân đang bị body shaming làm tổn thương.