hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 04/10/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

BOT là gì? Hiểu thế nào về trạm thu phí BOT?

Khi nhắc đến BOT, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến trạm thu phí đường bộ. Có một thời gian, BOT trở thành vấn đề nóng được nhiều người dân quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn BOT là gì.

Mục lục bài viết
  • BOT là gì?
  • Đối tượng nào phải nộp phí sử dụng đường bộ?
  • Các trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ?
  • Mức thu phí sử dụng đường bộ hiện nay là bao nhiêu?

BOT là gì?

BOT là từ viết tắt của Build - Operate - Transfer hay còn gọi là Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao trong kinh tế, đây là hình thức đầu tư giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian nhất định. Sau đó, nhà đầu tư sẽ chuyển giao lại công trình này cho Nhà nước khi hết thời hạn.

Hiện nay, đầu tư công trình giao thông theo hình thức BOT (trạm thu phí BOT) ở nước đang rất phát triển, các hợp đồng BOT xuất hiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước với khoảng 88 trạm thu phí.

Vậy, trạm thu phí BOT là gì? Khi lưu thông và sử dụng các công trình giao thông đường bộ như cầu, đường, người tham gia giao thông phải trả phí sử dụng. Để dễ dàng quản lý và thu tiền của người tham gia giao thông, các chủ đầu tư sẽ xây dựng các trạm thu phí. Sau khi hết thời hạn, những công trình này sẽ được chuyển giao lại cho Nhà nước quản lý.

Tóm lại, BOT là loại hợp đồng giữa nhà đầu tư với cơ quan Nhà nước để xây dựng công trình và thực hiện kinh doanh công trình đó trong thời gian nhất định, sau đó chuyển giao lại cho cơ quan Nhà nước quản lý.

Trạm thu phí BOT là công trình được sử dụng để quản lý, thu phí người tham gia giao thông khi sử dụng cầu, đường. Đồng thời, số tiền thu được sẽ sử dụng để bảo trì, sửa chữa, nâng cấp công trình,...

BOT la gi

BOT là gì? Trạm thu phí BOT được hiểu thế nào? (Ảnh minh họa)

Những khái niệm có liên quan đến BOT

Dự án BOT

Ngoài BOT là gì, dự án BOT cũng là thuật ngữ liên quan được sử dụng phổ biến. Dự án BOT là dự án đầu tư xây dựng công trình được thực hiện ở nhà đầu tư. Nhà đầu tư thực hiện xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của dự án. Sau đó, họ sẽ sử dụng công trình của dự án BOT để kinh doanh có thu phí trong thời hạn hợp đồng. Việc kinh doanh từ công trình dự án BOT sẽ giúp nhà đầu tư thu hồi vốn và có lợi nhuận. Sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng, các công trình thuộc dự án BOT được chuyển giao lại cho Nhà nước quản lý và sử dụng.

Hiện nay, các dự án BOT thường là các công trình giao thông, công trình cầu đường. Với các dự án BOT này, doanh nghiệp đầu tư được quyền thu phí các dịch vụ sử dụng công trình trong thời hạn của hợp đồng.

Trạm BOT

Trạm BOT là địa điểm chốt được lập trên các công trình cơ sở hạ tầng thuộc dự án BOT. Chức năng của trạm BOT là để doanh nghiệp đầu tư thu phí dịch sử dụng công trình BOT.

Khoản phí này nhằm mục đích để doanh nghiệp thu hồi vốn xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình và tạo lợi nhuận. Việc xây dựng và hoạt động thu phí của trạm BOT đều phải thực hiện quy định của pháp luật và điều khoản của hợp động dự án BOT.


Đối tượng nào phải nộp phí sử dụng đường bộ?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 70/2021, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký, kiểm định để lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, có giấy chứng nhận kiểm định), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).

Theo đó, các loại xe này không chịu phí sử dụng đường bộ nếu thuộc các trường hợp:

- Bị hủy hoại do tai nạn, thiên tai.

- Bị tịch thu, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.

- Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.

- Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.

- Xe ô tô của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định), chỉ sử dụng trong phạm vi Trung tâm sát hạch lái xe, nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm, ngư nghiệp, công trường xây dựng,...

- Xe ô tô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.

- Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.

Các trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ?

Người sử dụng các phương tiện dưới đây được miễn phí sử dụng phí đường bộ, bao gồm:

- Xe cứu thương.

- Xe chữa cháy.

- Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ

- Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm các phương tiện cơ giới đường bộ mang biển số: Nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (xe xi téc, xe cần cẩu, xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe và một số loại xe chuyên dùng khác mang biển số màu đỏ).

- Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân bao gồm: Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông; Xe ô tô cảnh sát 113; Xe ô tô cảnh sát cơ động; Xe ô tô chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn; Xe ô tô đặc chủng...

Mức thu phí sử dụng đường bộ hiện nay là bao nhiêu?

Số TT

Loại phương tiện

Mức thu (nghìn đồng)

1 tháng

3 tháng

6 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

1

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh.

130

390

780

1.560

2.280

3.000

3.660

2

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1 nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng; xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ.

180

540

1.080

2.160

3.150

4.150

5.070

3

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

270

810

1.620

3.240

4.730

6.220

7.600

4

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

390

1.170

2.340

4.680

6.830

8.990

10.970

5

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg

590

1.770

3.540

7.080

10.340

13.590

16.600

6

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

720

2.160

4.320

8.640

12.610

16.590

20.260

7

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

1.040

3.120

6.240

12.480

18.220

23.960

29.270

8

Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên

1.430

4.290

8.580

17.160

25.050

32.950

40.240

Trên đây là giải đáp về BOT là gì? Nếu còn bất cứ băn khoăn nào liên quan, bạn đọc vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

>> Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất mới nhất

Có thể bạn quan tâm

X