hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 17/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cà khịa là gì? Cà khịa người khác có bị phạt không?

Trong thời gian gần đây, cà khịa là thuật ngữ được sử dụng phổ biến và dần trở thành trào lưu mới trong giới trẻ. Vậy cà khịa là gì? Về mặt pháp lý, cà khịa người khác có bị phạt không?

Câu hỏi: Trên mạng xã hội cũng như trong giao tiếp hàng ngày, tôi thường nghe mọi người nhắc đến từ cà khịa. Cà khịa là gì? Nếu cà khịa người khác có bị phạt không? Nhờ Luật sư giải đáp.

Cà khịa là gì?

Về nguồn gốc, "cà khịa" là từ ngữ vay mượn từ tiếng Khmer, có nghĩa là sự cãi vã, đánh nhau hay xen vào chuyện của người khác.

Ngày nay, giới trẻ hay sử dụng từ cà khịa trên mạng xã hội với ý nghĩa là hành động khẩu nghiệp, châm chọc hoặc mỉa mai người khác.

Về bản chất, cà khịa là từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực, cố ý gây hấn vì những chuyện không đáng có. Tuy nhiên, ngày nay cà khịa được sử dụng với hàm ý vui vẻ hơn trên các dòng trạng thái, lời bình luận hay ảnh chế. Thậm chí, nhiều người đi cà khịa chỉ đơn giản là muốn tạo niềm vui, tiếng cười cho mọi người.

Từ cà khịa không mang nghĩa tích cực mà thường dùng để chỉ những người cố ý xen vào chuyện của người khác.

Hiện nay, xuất hiện không ít trường hợp cà khịa nhau trên các mạng xã hội. Có thể hiểu, cà khịa người khác trên mạng xã hội là hành vi của một chủ thể cố tình gây gổ, gây hấn bằng việc nói những thông tin không đúng sự thật, bịa đặt để tạo ra mâu thuẫn cãi vã, đánh nhau.

Cà khịa là gì?

Cà khịa người khác có bị phạt không?

Có thể thấy, cà khịa là một hành động trêu ghẹo vô thưởng vô phạt nhưng trong một số trường hợp lại có mục đích nhất định. Nếu cà khịa quá trớn làm xúc phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Cụ thể, cá nhân nào có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, người nào có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì có thể bị buộc bồi thường thiệt hại theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 nếu người bị xâm phạm khởi kiện ra Tòa án.

Các chi phí bồi thường thiệt hại trong trường hợp xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín bao gồm:

- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

- Thiệt hại khác do luật quy định.

- Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Tóm lại, sử dụng từ cà khịa đang là một trào lưu mới. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc sử dụng từ ngữ này đúng nơi, đúng lúc và có chừng mực nhất định, tránh việc xúc phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác vì có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Cà khịa người khác có bị phạt không?

Cà khịa người khác trên mạng xã hội có bị xử lý không?

Theo nội dung trên, có thể hiểu “cà khịa” là động từ có nghĩa là gây sự, muốn gây hấn tạo ra mâu thuẫn để cãi vã, đánh nhau.

Từ cà khịa không mang nghĩa tích cực mà thường dùng để chỉ những người cố ý xen vào chuyện của người khác.

Cà khịa người khác trên mạng xã hội là hành vi của một chủ thể cố tình gây gổ, gây hấn bằng việc nói những thông tin không đúng sự thật, bịa đặt để tạo ra mâu thuẫn cãi vã, đánh nhau.

Căn cứ khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP thì hành vi  “cà khịa” xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Đồng thời, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.

Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP mức phạt tiền đối với hành vi xúc phạm người khác trên mạng xã hội là mức phạt tổ chức. Đối với cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tổ chức.

Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa năm 2017 thì người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác trên mạng xã hội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù lên đến 05 năm.

Người vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn về cà khịa là gì.

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  19006192 để hỗ trợ, giải đáp

Có thể bạn quan tâm

X