hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 29/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Căn cứ pháp lý là gì? Ví dụ về căn cứ pháp lý

Căn cứ pháp lý là một trong những công cụ hiệu quả giúp bạn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình... Vậy căn cứ pháp lý là gì? Ví dụ về căn cứ pháp lý ra sao?

Mục lục bài viết
  • Căn cứ pháp lý là gì? Ví dụ về căn cứ pháp lý
  • Cách ghi căn cứ pháp lý
  • Các loại căn cứ pháp lý và thứ tự căn cứ pháp lý
Câu hỏi: Em là sinh viên hiện đang đi phỏng vấn xin việc tại một nhà hàng, dù chỉ làm việc bán thời gian tại một nhà hàng Nhật và sẽ ký hợp đồng với một số điều khoản và có căn cứ pháp lý rõ ràng theo Bộ Luật lao động hiện hành. Vậy căn cứ pháp lý là gì? Nếu em vi phạm hợp đồng thì có phải chịu trách nhiệm gì theo luật định không?

Căn cứ pháp lý là gì? Ví dụ về căn cứ pháp lý

Căn cứ pháp lý là gì? Ví dụ về căn cứ pháp lýCăn cứ pháp lý là gì? Ví dụ về căn cứ pháp lý

Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định 3982/QĐ-BTC quy định về kiểm tra căn cứ pháp lý ban hành văn bản có đề cập về căn cứ pháp lý như sau: 

“Là cơ sở ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản đó, bao gồm:

  • Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về vấn đề thuộc đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản.

  • Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ban hành văn bản.”

Mặc dù văn bản này đã hết hiệu lực nhưng hiện tại vẫn chưa có quy định mới phải thích về căn cứ pháp lý là gì, như vậy, có thể hiểu căn cứ pháp lý là cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời, ngoài việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ra thì căn cứ pháp lý còn được sử dụng như một trích dẫn chứng minh hợp đồng, thỏa thuận, giao dịch này là phù hợp với quy định pháp luật. 

Ví dụ 1: Trong biên bản xử phạt vi phạm giao thông, CSGT sẽ ghi rõ lỗi vi phạm, mức phạt và căn cứ vào quy định nào để xử phạt. Trường hợp cụ thể: Người lái xe máy không đội mũ bảo hiểm bị CSGT xử phạt 400,000- 600,000 vnđ căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP. 

Trong trường hợp này, việc trích luật theo điều khoản trên được gọi là căn cứ pháp lý.

Cách ghi căn cứ pháp lý

Cách ghi căn cứ pháp lýCách ghi căn cứ pháp lý

Việc trích dẫn căn cứ pháp lý rất quan trọng, ngoài việc phải trích dẫn đúng điều khoản, tên văn bản quy định pháp luật thì người trích dẫn phải đảm bảo được việc trình bày đúng cách thức. Để trích dẫn căn cứ pháp lý một cách chính xác người trích dẫn cần lưu ý các điểm như sau:

  1. Trích dẫn tên văn bản

  • Khi trích dẫn cần phải trích dẫn đúng tên gọi văn bản, số, năm ban hành, cơ quan ban hành. Ví dụ: Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13

  • Viết hoa chữ cái đầu đối với loại văn bản, ví dụ như Bộ luật, Luật, Quyết định,...

  1. Trích dẫn điều luật

  • Khi trích dẫn cần trích dẫn chính xác điều khoản, nội dung điều khoản, tránh trường hợp trích dẫn sai điều khoản dẫn đến nội dung không phù hợp.

  • Viết thường điểm và khoản, viết hoa chữ cái đầu đối với điều. Ví dụ: khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

  • Trường hợp 1 nội dung cần có 2 hoặc nhiều điều khoản cần trình bày chung người trích dẫn phải trình bày đầy đủ.

Các loại căn cứ pháp lý và thứ tự căn cứ pháp lý

Điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:

  1. Hiến pháp.

  2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

  3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

  5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

  7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

  8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

  9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

  10.  Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

  11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

  12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

  13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

  14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

  15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Theo đó, căn cứ pháp lý được chia thành 15 loại và xếp theo thứ tự như trên, trong đó văn bản pháp lý có giá trị cao nhất là Hiến pháp, sau đó là Bộ luật, Luật quy định về một hoặc các lĩnh vực nhất định như dân sự, hình sự, hành chính,... và kèm theo Thông tư, Nghị định giải thích, hướng dẫn áp dụng Bộ luật, luật và cuối cùng là các Quyết định của UBND cấp xã có phạm vi áp dụng trong xã, thông thường sẽ dùng để thông báo cho người dân các chế độ, chính sách mới của xã dành cho người dân đang sinh sống trong xã này.

Trên đây là bài viết Căn cứ pháp lý là gì? Khái niệm trách nhiệm pháp lý

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X