Căn cước công dân gắn chip hiện nay đã trở nên cực kỳ phổ biến. Đa số người dân đều biết đến và đang sử dụng loại thẻ này. Thực chất, Căn cước công dân gắn chip là gì?
Căn cước công dân gắn chip là gì?
Theo Luật Căn cước công dân 2014, Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch (nguồn gốc, nơi ở...), nhân dạng (đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người) của công dân theo quy định của Luật này.
Như vậy, thẻ Căn cước công dân là loại thẻ có chứa các thông tin về lai lịch và đặc điểm nhân dạng của một người để phân biệt họ với những người khác.
Vậy, Căn cước công dân gắn chip là loại thẻ có gắn chip chứa các thông tin về lai lịch và đặc điểm nhân dạng của một người để phân biệt họ với những người khác.
Do có con chip nên thẻ Căn cước gắn chip có mức độ bảo mật cao và được tích hợp công nghệ đặc biệt, áp dụng sinh trắc học để quản lý khiến cho việc giả mạo giấy tờ rất khó. Ngoài con chip điện tử ở mặt sau, thẻ còn kết hợp mã QR code để thuận lợi trong việc kiểm tra kiểm soát thông tin.
Hiện nay, mẫu thẻ Căn cước công dân gắn chip của Việt Nam được quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BCA. Mẫu này cụ thể như sau:
Căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm (Ảnh minh họa)
Người dân được gì khi dùng Căn cước công dân gắn chip?
Căn cước công dân gắn chip được coi là một bước đột phá của Bộ Công an bởi thẻ này mang đến rất nhiều lợi ích cho người dân:- Thông tin cá nhân được bảo mật cao: Theo thông tin từ Bộ Công an, con chip trên thẻ Căn cước công dân tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, trên chip có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, bảo mật cao.
Ngoài ra, chip có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học nên có thể xác thực bảo đảm chính xác con người, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, bảo đảm an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính.
- Tránh giả mạo giấy tờ: Con chip trên thẻ có mức độ bảo mật cao và được tích hợp công nghệ đặc biệt, áp dụng sinh trắc học để quản lý khiến cho việc giả mạo giấy tờ rất khó. Ngoài ra thẻ còn kết hợp mã QR code để thuận lợi trong việc kiểm tra kiểm soát thông tin.
- Tích hợp được nhiều loại giấy tờ khác nhau trong thẻ: Theo thông tin, thẻ Căn cước công dân gắn chip có thể tích hợp được hơn 30 loại giấy tờ khác nhau như: giấy phép lái xe; thẻ bảo hiểm y tế; sổ BHXH…
Ý nghĩa 12 số trên Căn cước công dân gắn chip
Theo Điều 13 Nghị định 137/2015:
Theo hướng dẫn tại Thông tư 59/2021/TT-BCA, cụ thể các thông tin mà dãy số này mang lại gồm:Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
- 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh,
- 01 chữ số tiếp theo là mã thế kỷ sinh, mã giới tính của công dân
- 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân;
- 06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.
Xem thêm: Ý nghĩa 12 số trên Căn cước công dân gắn chip
Ai phải đi đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip?
Hiện nay, pháp luật không quy định bắt buộc tất cả mọi người phải đi đổi Căn cước công dân gắn chip. Chỉ những người có Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân bị hết hạn, bị hỏng, mất mới phải đi đổi sang loại thẻ Căn cước công dân gắn chip.
Theo Luật Căn cước công dân 2014, người từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. Thẻ này phải được đổi khi người dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
Song song với thẻ Căn cước công dân gắn chip, các loại Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số, thẻ Căn cước công dân mã vạch vẫn được sử dụng cho đến khi hết hạn.
Trên đây là giải đáp Căn cước công dân gắn chip là gì và các thông tin liên quan. Nếu còn băn khoăn hoặc có thêm vướng mắc, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
>> Dòng chữ số trên Căn cước công dân mặt sau có ý nghĩa gì?