hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 18/11/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cấu thành tội phạm là gì? Ý nghĩa của việc cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là yếu tố quan trọng trong việc xác định tội danh của người có hành vi phạm tội. Các tội danh này được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự. Vậy cụ thể cấu thành tội phạm là gì?

Mục lục bài viết
  • Cấu thành tội phạm là gì?
  • Các yếu tố cấu thành tội phạm là gì?
  • Ý nghĩa của cấu thành tội phạm là gì?
  • Cấu thành tội phạm vật chất khác hình thức thế nào?

Cấu thành tội phạm là gì?

Cấu thành tội phạm là tất các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một tội phạm cụ thể.Các dấu hiệu này phản ánh đúng bản chất của tội phạm cụ thể,phải có tác dụng phân biệt tội phạm này với tội phạm khác

Cấu thành tội phạm phải có những dấu hiệu bắt buộc, gồm dấu hiệu bắt buộc chung của tất cả mọi cấu thành và dấu hiệu bắt buộc riêng của từng cấu thành tội phạm cụ thể.

Dấu hiệu bắt buộc chung: lỗi, hành vi, năng lực trách nhiệm hình sự…

Dấu hiệu bắt buộc riêng: dấu hiệu phản ánh bản chất riêng biệt của tội phạm cụ thể

Các yếu tố cấu thành tội phạm là gì?

Mặc dù mỗi tội phạm có sự khác nhau về tính chất, mức độ thể hiện, nhưng để cấu thành tội phạm thì bất kỳ người phạm tội nào cũng phải hội đủ 4 yếu tố. Và 4 yếu tố này đều có tính bắt buộc khi xác định tội phạm.

Tội phạm phải được thực hiện bởi một người cụ thể, không có người thực hiện thì không có tội phạm. Tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm đều có tính bắt buộc khi xác định tội phạm.

1. Yếu tố khách thể

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Bộ luật Hình sự bảo vệ. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì sẽ không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và sẽ không có tội phạm.

2. Yếu tố chủ thể

Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, theo quy định của Bộ luật Hình sự đó là tội phạm, đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Năng lực trách nhiệm hình sự: khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội.

- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự : Người từ 14 - 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với tất cả mọi tội phạm.

3. Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội như thế nào, tính trái pháp luật của hành vi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi - hậu quả, công cụ, hoàn cảnh, thời gian, địa điểm phạm tội ra sao?

Thông qua biểu hiện bên ngoài của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.

4. Yếu tố chủ quan

Đây là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích, động cơ phạm tội.

Bất cứ tội phạm nào cũng thực hiện hành vi một cách có lỗi. Bao gồm lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

- Cố ý phạm tội

Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, biết trước được hậu quả của hành vi, mong muốn hành vi đó xảy ra. Hoặc:

Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết trước hậu quả của hành vi đó, có thể không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để hành vi đó xảy ra.

+ Vô ý phạm tội

Người phạm tội biết được hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Người phạm tội không thấy được hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội.

cau thanh toi pham la gi
Xác định được các dấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Ảnh minh họa.

Ý nghĩa của cấu thành tội phạm là gì?

Từ nội dung trên có thể thấy cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự

Theo khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

Chỉ người nào thực hiện một hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, để xác định một hành vi bị coi là tội phạm phải xác định đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Và xác định được các dấu hiệu cấu thành tội phạm là điều kiện cần và đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội.

Để định tội danh cho trường hợp phạm tội cụ thể, phải căn cứ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm để có kết luận hành vi đó phạm tội gì theo Điều, khoản nào trong Bộ luật Hình sự.

Cấu thành tội phạm vật chất khác hình thức thế nào?

Cấu thành tội phạm vật chất

Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại là do hành vi đó gây ra.

Để xác định hậu quả thiệt hại do hành vi gây ra cần chứng minh giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại có quan hệ với nhau.

Cấu thành tội phạm vật chất cũng có thể hiểu ngắn gọn là cấu thành tội phạm trong đó có dấu hiệu hậu quả thiệt hại.

- Cấu thành tội phạm hình thức

Dấu hiệu thuộc yếu tố khách quan của tội phạm là hành vi khách quan không có dấu hiệu hậu quả thiệt hại.

Điểm khác nhau giữa cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức chính là dấu hiệu hậu quả thiệt hại được mô tả trong cấu thành tội phạm hay không?

Việc xác định tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hay có cấu thành tội phạm hình thức phải dựa vào các quy định cụ thể.

Việc xây dựng cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức được dựa trên một số nguyên tắc chung

- Cấu thành tội phạm hình thức: Nếu hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả của tội phạm.

- Cấu thành tội phạm vật chất: Nếu hành vi có tính gây thiệt hại chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cấu thành tội phạm là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Tội phạm là gì? Phân loại tội phạm theo quy định của BLHS

Có thể bạn quan tâm

X