hieuluat
Chia sẻ email

CCCD là gì? Ý nghĩa của số thẻ căn cước công dân?

Cccd là gì? Cccd đóng vai trò gì đối với mỗi cá nhân và đối với cơ quan quản lý?... Những từ viết tắt như trên không còn mới đối với nhiều người, tuy vậy, đây cũng phải là thông tin mà toàn bộ người dân Việt Nam đều biết. Đặc biệt là khi nói đến vai trò của căn cước công dân đối với mỗi cá nhân và cơ quan quản lý.

 
Mục lục bài viết
  • Cccd là gì? Cccd có những thông tin gì?
  • Số thẻ căn cước công dân mang ý nghĩa gì?
  • Vai trò của căn cước công dân là gì?
  • Căn cước công dân gắn chip tích hợp những thông tin gì?
  • Trường hợp nào phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân?

CCCD là gì? CCCD có những thông tin gì?

Căn cước công dân là gì (hay viết tắt là CCCD là gì) là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi chưa từng tìm hiểu về loại giấy tờ này. Căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, trong đó, thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, về đặc điểm nhận dạng của công dân (theo Luật Căn cước công dân 2014).

Việc cấp căn cước công dân được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định. Công dân từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Thẻ căn cước công dân gồm 2 mặt với chất liệu được Bộ Công an phê duyệt và có các thông tin cơ bản như:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ:

- Số thẻ căn cước công dân;

- Giá trị của thẻ;

- Họ tên đầy đủ của chủ thẻ;

- Ngày tháng năm sinh;

- Giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú;

- Quốc huy;

- Hình ảnh vân tay ngón trỏ trái/phải;

- Thông tin về đặc điểm nhận dạng;

- Ngày cấp, nơi cấp;

- Chip điện tử được gắn trong thẻ căn cước;...

Ngoài ngôn ngữ tiếng Việt thì tiếng Anh cũng được ghi song song tại các mục trên căn cước công dân.

Lưu ý: Thẻ căn cước công dân được cấp đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014).

Như vậy, CCCD là từ viết tắt của căn cước công dân, là một loại giấy tờ tùy thân được cấp cho công dân Việt Nam với mẫu mã, trình tự luật định để nhằm ghi nhận thông tin nhận dạng cơ bản, lai lịch của họ.

cccd la gi

Số thẻ căn cước công dân mang ý nghĩa gì?

Căn cứ Luật Căn cước công dân 2014, Nghị định 137/2015/NĐ-CP, Thông tư 59/2021/TT-BCA, căn cước công dân gắn chip gồm 12 số, đây cũng chính là mã số định danh của từng cá nhân.

Trong đó, ý nghĩa của từng số trong số căn cước công dân là 6 số đầu là mã quy định của thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số cuối là khoảng số ngẫu nhiên. Cụ thể:

- 3 số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố nơi công dân đăng ký khai sinh. Ví dụ Hà Nội là 001,...;

- 1 số tiếp theo là giới tính của công dân, nếu nam là 0, nữ là 1 (nếu công dân sinh ở thế kỷ 20) hoặc nam là 2, nữ là 3 (nếu công dân sinh ở thế kỷ 21);

- 2 số tiếp theo là mã năm sinh của công dân (theo 2 số cuối cùng của năm sinh);

- 6 số còn lại là số ngẫu nhiên có giá trị từ từ 000001 đến 999999;

Như vậy, đây là ý nghĩa của số thẻ căn cước công dân.

Vai trò của căn cước công dân là gì?

Vai trò của căn cước công dân đối với mỗi đối tượng là khác nhau. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà căn cước công dân có thể phát huy tối đa vai trò của mình, cụ thể như sau:

- Đối với cá nhân: Là loại giấy tờ tùy thân chứng minh, nhận dạng về nhân thân mỗi người. Cũng là giấy tờ để xác định, định danh cá nhân khi tham gia các giao dịch hoặc trong từng quan hệ xã hội;

- Đối với cơ quan quản lý: Là loại giấy tờ để xác nhận thông tin về nhân thân của người sở hữu thẻ căn cước công dân. Đặc biệt, trong quản lý hành chính, căn cước công dân là căn cứ để xác định thông tin về nơi làm việc (qua thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội được tích hợp), nơi cư trú, tên tuổi, tình trạng pháp lý, sự tuân thủ pháp luật…

Căn cước công dân gắn chip tích hợp những thông tin gì?

Những thông tin trên căn cước công dân gắn chip được tích hợp thêm các thông tin như số đăng ký xe, bằng lái xe, số thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,..

Trong thời gian tới đây, công dân khi thực hiện khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh chỉ cần sử dụng thẻ căn cước công dân là có thể thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế hoặc chỉ cần sử dụng thẻ căn cước công dân khi công an giao thông kiểm tra giấy phép lái xe, bằng lái xe theo quy định. Đây chỉ là hai trong những tiện ích rất cơ bản khi thực hiện tích hợp thông tin của công dân vào căn cước công dân.

Để được tích hợp thông tin vào thẻ căn cước công dân thì công dân chỉ cần mang theo thẻ căn cước công dân, các loại giấy tờ như bằng lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế, sổ hưu trí, sổ bảo hiểm xã hội….đến tại cơ quan công an nơi mình đang cư trú. Tại đây, công dân được tích hợp thông tin vào thẻ căn cước công dân theo hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ.

Trường hợp nào phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân?

Thẻ căn cước công dân được cấp đổi, cấp lại trong những trường hợp sau đây:

Cấp đổi thẻ căn cước công dân

Cấp lại thẻ căn cước công dân

Quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014

Quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014

- Thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, như khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

- Cấp đổi trong trường hợp thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

- Trong trường hợp có sự thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng của công dân;

- Cấp đổi thẻ căn cước công dân cũng được thực hiện trong trường hợp xác định lại giới tính, quê quán;

- Cấp đổi khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

- Hoặc công dân được cấp đổi thẻ căn cước công dân khi có yêu cầu;

- Bị mất thẻ Căn cước công dân;

- Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 2008;

Trên đây là các trường hợp công dân được cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân.

Trên đây là giải đáp về CCCD là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

>> Căn cước công dân có từ năm nào?

>> Căn cước công dân và Chứng minh nhân dân có được sử dụng song song không?

Có thể bạn quan tâm

X