Khái niệm chạy deadline khá phổ biến trong môi trường công việc và học tập. Chúng ta có thể nhắc đến nó nhiều nhưng có bao giờ mọi người đã thử tìm hiểu rõ chạy deadline là gì? Nó quan trọng như thế nào? Và thường xuyên trễ deadline như vậy có bị đuổi việc không? Bài viết dưới đây sẽ giải quyết những vấn đề này cho bạn.
Deadline là thuật ngữ khá phổ biến trong môi trường công việc và học tập.
Chạy deadline là gì?
Trong tiếng Anh deadline là một cụm từ ghép bao gồm "dead" có nghĩa là không hoạt động, hết hạn và "line" có nghĩa là đường, ranh giới, giới hạn. Vì vậy, kết hợp nghĩa của hai từ trên có nghĩa là giới hạn đã hết, là thời hạn cuối cùng bạn phải hoàn thành công việc nào đó. Nếu vượt quá thời hạn trên, bạn đã trễ hạn.
Khái niệm chạy deadline là gì? Chạy deadline tức là đến thời hạn nhưng bạn vẫn chưa hoàn thành dự án đúng thời hạn. Bạn cần nhanh chóng hoàn thành trước thời hạn. Lúc này, nhiều người chạy deadline rất vội vàng, cố gắng đẩy nhanh tiến độ để kịp tiến độ. Nhiều người gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian nên họ thường gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc, bài tập đúng hạn.
Với bất kỳ công việc nào cũng vậy, cũng cần có deadline để tạo động lực làm việc, vì vậy nên trong công việc, các nhà quản lý doanh nghiệp thường đặt ra thời hạn với mục đích bắt buộc, thúc giục nhân viên làm việc chăm chỉ, hoàn thành công việc hiệu quả mà vẫn đảm bảo tiến độ.
Việc trễ deadline do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan: trong cuộc sống hàng ngày, có những yếu tố khách quan mà bạn không thể tránh khỏi dẫn đến việc bị trễ thời hạn như pin laptop có thể bị hỏng, mất nguồn, mất mạng,... Những yếu tố này nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, làm gián đoạn công việc của chúng ta. Nên để khắc phục cách tốt nhất là nên có những phương án dự phòng.
Nguyên nhân chủ quan: Cảm giác tương đối thoải mái của deadline có thể dẫn đến những suy nghĩ chủ quan, tâm lý “từ từ rồi làm, vẫn còn nhiều thời gian mà” gây chậm trễ deadline, đến khi nhận ra thì thời gian còn quá ít và gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Tầm quan trọng của deadline
Deadline là một mốc thời gian để nhắc nhở chúng ta hoàn thành công việc đúng hạn, giúp bạn biết tổng thời gian bạn có và còn lại bao nhiêu thời gian để làm. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh được khối lượng công việc sao cho hợp lý với thời gian còn lại. Như vậy, bạn đã hiểu chạy deadline là gì rồi pahri không?
Một lợi ích khác của việc đặt ra thời hạn là chúng có thể giúp bạn phát triển tính tự giác. Nhìn vào danh sách việc cần làm của bạn, sắp xếp thời gian và buộc bản thân phải tuân theo những thời hạn đó. Khi bạn có kỷ luật và sự tự giác, bạn sẽ có thể giải quyết công việc và cuộc sống của mình một cách thành công.
Ngoài ra, deadline còn là một cách tốt để đo lường mức độ hiệu quả của bạn trong công việc. Việc đặt thời hạn trở thành một phần của mọi công việc sẽ giúp bạn quen với việc làm việc đúng giờ và điều này sẽ cải thiện hiệu suất công việc chung của bạn. Ngoài ra, nhờ có deadline mà bạn có thể tự tin hơn trong việc đánh giá năng suất làm việc và nhìn nhận khả năng của bản thân.
Deadline được đặt ra để tạo động lực cho con người làm việc
Sự khác nhau giữa deadline và dateline
Có rất nhiều người nhầm lẫn về sự khác biệt giữa deadline và dateline. Lý do của sự nhầm lẫn là cách phát âm của hai từ này nghe hơi giống nhau và có nghĩa cùng nói về thời gian, cách viết của chúng cũng có phần giống nhau. Nhưng trên thực tế, đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau.
Dateline là để chỉ ra thời gian xảy ra sự kiện nào đó. Ví dụ, sử dụng nó để lên lịch các cuộc họp với trưởng bộ phận, lịch hẹn với khách hàng và ngày giờ lập báo cáo. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong kinh doanh.
Deadline là thuật ngữ chỉ mốc thời gian cuối cùng để hoàn thành công việc. Bất kỳ dự án nào cũng sẽ có thời hạn cụ thể để khuyến khích nhân viên hoàn thành công việc đúng tiến độ.
Deadline và dateline là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau
Nhân viên thường xuyên trễ deadline có bị đuổi việc?
Trễ deadline có bị kỷ luật theo Bộ Luật lao động? Câu trả lời được giải đáp dưới đây:
Khoản 1, Điều 6, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rằng người sử dụng lao động có quyền quản lý, điều hành, giám sát đối với người lao động trong việc thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Tương ứng với đó, người lao động cũng phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động (theo khoản 2, Điều 5, Bộ luật Lao động năm 2019).
Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc kỷ luật đối với nhân viên trễ deadline
Do đó, khi đã ký hợp đồng thì người lao động có trách nhiệm thực hiện đúng tiến độ công việc mà người sử dụng lao động đã đưa ra. Vì việc trễ deadline sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động, thậm chí còn có thể gây ra những thiệt hại nhất định cho người sử dụng lao động nên họ quản lý khá chặt về thời hạn.
Chậm trễ thời hạn là lỗi của người lao động, nhưng hành vi này chỉ có thể bị xử lý kỷ luật nếu trái nội quy lao động. Nếu nội quy lao động không đề cập đến vấn đề này thì người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động.
Vậy thường xuyên trễ deadline nhân viên có bị đuổi việc không?
Với việc thường xuyên trễ hạn, nhân viên thường có thể bị đánh giá là không hoàn thành công việc được giao. Một trong những lý do mà người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động.
Để chấm dứt hợp đồng lao động do không hoàn thành công việc, người sử dụng lao động phải ban hành quy định xác định mức độ thường xuyên của người lao động không đạt tiêu chuẩn đánh giá, đồng thời cung cấp bằng chứng cho thấy người lao động thường không đáp ứng các tiêu chuẩn đó.
Quy định về đánh giá hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành, nhưng điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) để đảm bảo người lao động hài lòng với quá trình đánh giá.
Người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày nếu hợp đồng vô thời hạn, ít nhất 30 ngày nếu hợp đồng lao đồng từ 12 đến 36 tháng và ít nhất là 3 ngày làm việc nếu hợp đồng dưới 12 tháng.
Nếu doanh nghiệp không công khai chế độ đánh giá công việc rõ ràng, chi tiết mà dựa vào việc họ thường xuyên trễ deadline để đuổi việc thì người lao động có thể có căn cứ để khởi kiện người sử dụng lao động.
Khi đó người sử dụng lao động phải:
Cho phép nhân viên trở lại làm việc sau khi bị đình chỉ.
Trả cho nhân viên lương những ngày họ đã nghỉ.
Trong trường hợp tự ý cho nghỉ việc mà không báo trước cũng sẽ phải bồi thường
Trả thêm ít nhất 2 tháng tiền lương theo như trong hợp đồng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải thích cho khái niệm chạy deadline là gì cùng một số nội dung có liên quan. Hi vọng rằng sau khi đọc bài viết này mọi người đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích. Và đừng quên trường hợp có thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.