hieuluat
Chia sẻ email

Chế độ quân chủ chuyên chế là gì? Hiện còn tồn tại không?

Chế độ quân chủ chuyên chế là gì? Chế độ quân chủ chuyên chế hiện nay có còn tồn tại không?... Trên đây chỉ là hai trong số nhiều câu hỏi mà được nhiều người quan tâm. HieuLuat sẽ giải đáp cho bạn đọc một số vấn đề xoay quanh chế độ quân chủ chuyên chế hiện nay.

 
Mục lục bài viết
  • Chế độ quân chủ chuyên chế là gì?
  • Hiện nay, chế độ quân chủ chuyên chế còn tồn tại không?
  • Bộ máy Nhà nước quân chủ chuyên chế như thế nào?

Chế độ quân chủ chuyên chế là gì?

Chế độ quân chủ chuyên chế hiện chưa được định nghĩa trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Dưới góc độ nghiên cứu, chế độ quân chủ chuyên chế được hiểu là chế độ mà quyền lực tối cao của Nhà nước (giai cấp thống trị xã hội) được tập trung vào một người là vua hoặc nữ hoàng. Đối với phương đông thì người đứng đầu là vua, còn ở phương tây là nữ hoàng.

Chế độ quân chủ chuyên chế là thể chế chính trị tồn tại trong giai đoạn nhà nước phong kiến. Đây là giai đoạn mà vua, nữ hoàng chính là sự thể hiện của pháp luật quốc gia. Nói cách khác, mọi chính sách, quyết định về pháp luật đều do vua, nữ hoàng thực hiện.

Toàn bộ bộ máy Nhà nước, việc bổ nhiệm, sắc phong, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức các chức danh quan lại giúp việc cho vua, nữ hoàng đều do vua, nữ hoàng quyết định. Chế độ quân chủ chuyên chế cho phép vua, các vương (lãnh chúa, người được phong đất, phong danh hiệu, người thân thích của vua, nữ hoàng) được tạo dựng quân đội riêng, được đặt luật lệ riêng, được thu thuế riêng trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Dưới góc độ pháp lý, chế độ chính trị quân chủ chuyên chế có thể được coi là chế độ chính trị độc tài, duy ý chí, mọi quyền lực được tập trung vào 1 người, không có sự phân tán quyền lực, quyền lực được truyền từ đời này sang đời khác.

Kết luận: Chế độ quân chủ chuyên chế được hiểu là chế độ mà người làm chủ đất nước, quốc gia là duy nhất, mọi quy tắc xử sự chung trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia này đều do người đứng đầu đất nước quyết định. Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ điển hình cho giai đoạn phong kiến trong dòng lịch sử phát triển của loài người.

Chế độ quân chủ chuyên chế cho phép những người đứng đầu một khu vực lãnh thổ được thiết lập chế độ pháp luật riêng, có quân đội riêng, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội riêng biệt.

che do quan chu chuyen che la gi

Hiện nay, chế độ quân chủ chuyên chế còn tồn tại không?

Hiện nay, chế độ quân chủ chuyên chế không còn tồn tại. Tuy nhiên, chế độ quân chủ vẫn còn tồn tại, đó là chế độ quân chủ lập hiến, quân chủ đại nghị, quân chủ cộng hòa.

Chế độ quân chủ lập hiến là chế độ quân chủ (chế độ có người đứng đầu đất nước là nữ hoàng hoặc vua) mà quyền lực không còn tập trung vào người đứng đầu mà được quyết định bởi thủ tướng, đảng chiếm đa số ghế trong hạ, nghị viện.

Gần Việt Nam có Thái Lan, Nhật Bản, Cambodia…là những nước vẫn còn duy trì, tồn tại chế độ quân chủ lập hiến. Trên thế giới, chế độ quân chủ lập hiến được duy trì, phát triển lâu đời nhất là tại vương quốc Anh. Đây cũng là đất nước mà các thành viên của hoàng gia, các hoạt động của gia đình nữ hoàng thực hiện có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, văn hóa của đất nước.

Các đất nước còn tồn tại chế độ quân chủ lập hiến đều có đặc điểm chung là: Vua, nữ hoàng và gia đình của mình không tham dự vào chính trị, bao gồm cả việc không có ý kiến vào toàn bộ những chính sách, quyết định của đất nước. Công việc của vua, nữ hoàng và gia đình của họ là gắn kết các dân tộc, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, thực hiện các dự án cộng đồng,... Họ giống như những đại sứ của hòa bình, mang thông điệp của chính quốc gia của họ đến với thế giới. Việc duy trì chế độ quân chủ lập hiến cũng có thể được coi là gìn giữ những giá trị về văn hóa, xã hội của quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bộ máy Nhà nước quân chủ chuyên chế như thế nào?

Tuy rằng chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ tập trung quyền lực, nhưng cũng có nhiều người, nhiều bộ phận giúp việc cho vua, nữ hoàng. Vua, nữ hoàng thông qua hệ thống quan lại, lãnh chúa, vương tại các khu vực đất đai để truyền đạt, thể hiện quyền lực của mình. Cụ thể như sau:

- Đối với phương đông: Giúp việc cho vua có các bộ. Các bộ này có thể gồm: Bộ lại (tương đương với Bộ Nội vụ hiện nay, quản lý các vấn đề nội bộ, các chức quan của triều đình), Bộ lễ (cơ quan thực hiện các công việc liên quan đến nghi lễ, lễ tiết của triều đình), Bộ hộ (cơ quan thực hiện các công việc liên quan đến nhân khẩu, ruộng đất, đồ tiến cống của các quốc gia, vùng lãnh thổ, các loại thuế về muối và sắt, các công việc liên quan đến bổng lộc quan lại), Bộ binh (là cơ quan quân đội, thực hiện các công việc liên quan đến bảo vệ kinh đô, bảo vệ lãnh thổ, quản lý quân nhu, tương đương với Bộ Quốc phòng), Bộ hình (cơ quan xét xử tội phạm), Bộ công (liên quan đến thực hiện các công việc về xây dựng, đê điều, mương, hào..).

Ngoài các bộ nêu trên thì còn có các vương, chúa là những người đứng đầu một khu vực lãnh thổ (tương đương với các khu tự trị hiện nay). Những nơi này đều phải cống nạp lễ vật, vật phẩm cho vua, nữ hoàng cũng như đóng nộp thuế theo quy định của vua, nữ hoàng.

- Đối với phương tây: Bộ máy được xây dựng là vua/nữ hoàng là người đứng đầu. Dưới vua, nữ hoàng là các tù trưởng, tộc trưởng, người đứng đầu giáo hội, lãnh chúa, họ là những người đứng đầu cho một phạm vi lãnh thổ hoặc một nhóm người có cùng chung đời sống tinh thần. Thông qua những người này, vua/nữ hoàng thực hiện các chính sách, quyết định theo ý muốn của mình.

Bên cạnh điểm nổi bật là quyền lực tập trung vào một người thì Nhà nước tại thời điểm này cũng xây dựng các văn bản pháp luật, các quy tắc xử sự chung, được hình thành dưới hình thức các luật, bộ luật. Tuy nhiên, dù là có các luật, bộ luật áp dụng trong cả nước thì quyền lực của vua, nữ hoàng vẫn là quyền lực tối thượng. Mọi quyết định của vua, nữ hoàng đều có thể thay thế luật, bộ luật đã được soạn thảo, áp dụng, ban hành.

Trên đây là giải đáp về chế độ quân chủ chuyên chế là gì​? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X