hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 05/01/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chế tài là gì? Các loại hình chế tài mà bạn cần biết

Chế tài là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực pháp luật. Đây được xem như một biện pháp xử lý mang tính chất bắt buộc đối với những người có vi phạm pháp luật. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chế tài là gì và những loại hình chế tài cơ bản.

Mục lục bài viết
  • Chế tài là gì?
  • Ý nghĩa của chế tài
  • Ý nghĩa chế tài trong pháp luật
  • Ví dụ chế tài trong điều khoản luật
  • Khi nào sẽ áp dụng chế tài?

Chế tài là gì?

Với câu hỏi chế tài là gì, thì đây là một từ có nguồn gốc Hán Việt. Trong đó, “chế” mang ý nghĩa là điều, phép tắc đã đặt đặt ra nhất định phải tuân theo. Từ “tài” có nghĩa là cắt xén, giảm bớt. 

Theo đó, chế tài trong tiếng Việt được sử dụng với ý nghĩa là sự trừng phạt các hành vi không đúng theo chuẩn mực, khuôn khổ đã được đặt ra. Chế tài chính là những biện pháp xử lý được đề ra trong quy định nhằm tạo nên khuôn phép ứng xử chung.

Chế tài là khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật

Chế tài là khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật


Ý nghĩa của chế tài

Ý nghĩa chế tài trong pháp luật

Chế tài là một trong 3 nhân tố chính cấu thành quy phạm pháp luật Vậy để hiểu rõ hơn về chế tài là gì, bạn cần biết về quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc, lặp đi lặp lại và được áp dụng trong phạm vi cả nước hoặc một đơn vị hành chính nhất định. Nội dung của quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và Nhà nước cũng bảo đảm thực hiện.

Theo mặt lý luận trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của các luật gia, quy phạm pháp luật bao gồm 3 yếu tố chính:

  • Giả định – Hypothesis.

  • Quy định – Disposition.

  • Chế tài - Sanction.

Trong phiên âm tiếng Nga, chế tài là Sanktsiya. Đây là một từ có cùng gốc với từ Sanction ở tiếng Anh. Nghĩa đen của Sanction là sự trừng phạt. Nguồn gốc của Sanction là một từ gốc Latin là Sanctio có nghĩa thiết lập một luật lệ. Do đó, Sanction của tiếng Anh hay Sanktsiya của tiếng Nga lại có thêm hàm nghĩa là sự phê chuẩn, chuẩn y một đạo luật. Tóm lại có thể hiểu đơn giản, chế tài trong pháp luật đối ở đây chính là hậu quả, biện pháp xử lý hoặc hình phạt với hành vi vi phạm.

Chế tài là hậu quả, biện pháp xử lý hoặc hình phạt với hành vi vi phạm

Chế tài là hậu quả, biện pháp xử lý hoặc hình phạt với hành vi vi phạm

Ý nghĩa của chế tài đã được diễn giải cụ thể trong Khoản 1 Điều 3 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Theo đó, chế tài là bộ phận xác định những hình thức chịu trách nhiệm về mặt pháp lý khi vi phạm các quy tắc xử sự chung đã được ghi trong phần giả định và quy định của quy phạm pháp luật.

Ví dụ chế tài trong điều khoản luật

Lấy ví dụ Điều 155 của Bộ luật hình sự 2015, điều này quy định về hành vi xúc phạm danh dự người khác. Cụ thể: “Người nào xúc phạm nghiệm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Xét theo nhân tố của quy phạm pháp luật, phần giả định sẽ là người nào xúc xúc phạm nghiệm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Phần giả định này làm rõ đối tượng sẽ phải điều chỉnh của quy phạm pháp luật là người xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. Trong điều luật trên, phần quy định không được nêu cụ thể. Tuy nhiên, quy định của quy phạm pháp luật này dạng quy định ngầm là không được xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm là chế tài của quy phạm pháp luật nêu trên. Chế tài này là biện pháp mà Nhà nước quy định áp dụng đến chủ thể của hành vi vi phạm phạm luật.

Khi nào sẽ áp dụng chế tài?

Ngoài câu hỏi chế tài là gì, áp dụng chế tài khi nào cũng là vấn đề mà bạn cần tìm hiểu. Chế tài giống như một công cụ nhằm đảm bảo những chủ thể trong một quy phạm pháp luật tuân thủ. Việc áp dụng chế tài được phụ thuộc vào các đặc điểm của pháp luật cần bảo vệ. Bên cạnh đó, việc áp dụng chế tài còn tùy thuộc vào hình thức của chế tài. Theo đó, 4 hình thức cơ bản của chế tài có bao gồm:

  • Chế tài trừng trị: Là hình thức thường được áp dụng trong lĩnh vực hình sự.

  • Chế tài khôi phục: Là hình thức khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu trong lĩnh vực hành chính và dân sự.

  • Chế tài bảo vệ/bảo đảm: Là hình thức thường được áp dụng trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự.

  • Chế tài vô hiệu hóa.

Áp dụng chế tài phụ thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm

Áp dụng chế tài phụ thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm


Áp dụng chế tài nào, khi nào còn phải căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm; mức độ thiệt hại; những vấn đề liên quan khác…

Chế tài là một phần không thể tách rời trong một quy phạm pháp luật. Nhân tố này nhằm đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo trật tự an toàn của xã hội. Nhà nước thể hiện thái độ đối với những hành vi và chủ thể vi phạm pháp luật thông qua chế tài. Chế tài còn có tác dụng giáo dục mọi người tuân thủ pháp luật trong mọi lĩnh vực: chính trị, quốc phòng, an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội…

Phân loại chế tài

Việc phân loại chế tài sẽ được dựa theo tính chất của các nhóm quan hệ xã hội. Việc phân loại chế tài được pháp luật điều chỉnh thành nhiều loại bao gồm:

Hành chính

Chế tài hành chính là một bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính để xác định hậu quả pháp lý của chủ thể vi phạm. Nói cách khác, chế tài hành chính là biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hành vi vi phạm này chưa phải tội phạm và chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chế tài hành chính là hậu quả pháp lý của vi phạm luật hành chính

Hình sự

Chế tài hình sự là một thành phần hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự. Nó sẽ xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm quy phạm pháp luật hình sự. Đây là biện pháp xử lý chủ thể có vi phạm về quy định trong luật hình sự. Chế tài hình sự được áp dụng với người thực hiện hành vi phạm tội.

Dân sự

Chế tài dân sự là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự. Các chế tài dân sự tạo ra những bất lợi không mong muốn với người thực hiện hành vi vi phạm quan hệ dân sự, thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự. Chế tài dân sự có liên quan đến tài sản. Theo đó, chủ thể của hành vi vi phạm quy phạm pháp luật dân sự sẽ buộc sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả, bồi thường thiệt hại…

Thương mại

Chế tài thương mại là hậu quả mà chủ thể vi phạm phải tuân thủ thực hiện. Chế tài thương mại được áp dụng khi chủ thể vi phạm trong giao kết, trong hợp đồng thương mại. Do đó, chế tài thương mại còn được gọi là chế tài hợp đồng. Khi vi phạm các quy định trong Luật Thương mại 2005 và các quy định khác có liên quan, chủ thể vi phạm sẽ phải tuân theo chế tài được quy định tại Điều 292 của Luật Thương mại 2005

Trên đây, chúng tôi đã giải thích về chế tài là gì và những hình thức, loại chế tài trong pháp luật. Hiểu về những khái niệm về pháp luật là điều cần thiết cho bản thân trong cả công việc và cuộc sống. Hãy luôn trang bị cho bản thân những kiến thức về pháp luật cơ bản.

Có thể bạn quan tâm

X