hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 26/07/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chữa cháy là gì? Các biện pháp chữa cháy cơ bản

Hoạt động chữa cháy là thiết yếu và quan trọng theo quy định pháp luật để ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra khi có cháy nổ. Vậy pháp luật hiện hành quy định chữa cháy là gì? Gồm có những biện pháp chữa cháy cơ bản nào?

Chữa cháy là gì? Các biện pháp chữa cháy cơ bản

Chữa cháy là gì? Các biện pháp chữa cháy cơ bản (Ảnh minh hoạ)Chữa cháy là gì? Các biện pháp chữa cháy cơ bản (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10, chữa cháy được quy định bao gồm các công việc huy động và triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn và cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và dập tắt đám cháy cùng các hoạt động khác có liên quan đến việc chữa cháy.

Hiện nay, pháp luật quy định có 3 biện pháp chữa cháy cơ bản. Cụ thể theo quy định tại Điều 30 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, các biện pháp cơ bản trong chữa cháy đó là:

- Huy động nhanh nhất các lực lượng và phương tiện chữa cháy để dập tắt ngay đám cháy xảy ra.

- Tập trung vào việc cứu người và cứu tài sản, chống cháy lan ra.

- Thống nhất việc chỉ huy và điều hành trong hoạt động chữa cháy.

Như vậy, hiện nay chữa cháy được định nghĩa là bao gồm những hoạt động nêu trên và có 3 biện pháp cơ bản trong chữa cháy.

Trách nhiệm chữa cháy được quy định thế nào?

Trách nhiệm chữa cháy được quy định thế nào? (Ảnh minh hoạ)Trách nhiệm chữa cháy được quy định thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi số 40/2013/QH13, trách nhiệm chữa cháy được quy định cụ thể như sau:

- Người phát hiện thấy có đám cháy xảy ra phải bằng mọi cách để báo cháy nhanh nhất và chữa cháy; các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gần nơi xảy ra cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia vào việc chữa cháy.

- Lực lượng phòng cháy chữa cháy khi nhận được thông tin báo cháy tại địa bàn được phân công quản lý hoặc nhận được lệnh điều động phải ngay lập tức đến chữa cháy; trong trường hợp nhận được thông tin về việc báo cháy ở ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy tại nơi có xảy ra đám cháy, đồng thời phải báo cáo cho cấp trên của mình.

- Các cơ quan y tế, cấp nước, điện lực, môi trường đô thị, giao thông, các cơ quan hữu quan khác khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy thì phải nhanh chóng điều động người, phương tiện đến nơi xảy ra đám cháy để phục vụ cho việc chữa cháy.

- Lực lượng công an và dân quân tự vệ có trách nhiệm phải tổ chức giữ gìn trật tự và bảo vệ khu vực chữa cháy, đồng thời tham gia vào hoạt động chữa cháy.

- UBND của các địa phương giáp ranh phải xây dựng phương án để phối hợp, đồng thời tổ chức lực lượng để tham gia việc chữa cháy khi có yêu cầu.

Như vậy, theo quy định trên, các đơn vị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phải thực hiện theo những nội dung trên để phục vụ hoạt động chữa cháy.

10 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động PCCC

Theo quy định tại Điều 13 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi năm 2013 thì pháp luật hiện hành quy định 10 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy chữa cháy, gồm có:

(1) Cố ý gây ra cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của con người; gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường và an ninh, an toàn của xã hội.

(2) Cản trả các hoạt động phòng cháy chữa cháy; chống đối người thi hành nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy.

(3) Lợi dụng hoạt động phòng cháy chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người; xâm phạm đến tài sản của Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và các nhân.

(4) Báo cháy giả.

(5) Không báo cháy khi có điều kiện để thực hiện báo cháy; trì hoãn báo cháy.

(6) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép các chất gây nguy hiểm về gáy nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý và sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy theo quy định của Nhà nước.

(7) Mang hàng hóa, chất dễ gây ra cháy nổ trái phép đến những nơi tập trung đông người.

(8) Thi công công trình có nguy hiểm về cháy nổ, các nhà cao tầng và trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế đã được phê duyệt về phòng cháy chữa cháy; nghiệm thu đưa vào sử dụng các công trình có nguy hiểm về cháy nổ, các nhà cao tầng và trung tâm thương mại khi chưa đủ các điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy.

(9) Chiếm đoạt, huỷ hoại, làm hỏng hoặc tự ký thay đổi, di chuyển, che khuất các phương tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy, biển chỉ dẫn, biển báo; cẩn trở lối ra thoát nạn.

(10) Các hành vi khác vi phạm theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

Trên đây là những thông tin về Chữa cháy là gì? Các biện pháp chữa cháy cơ bản.

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  19006192 để hỗ trợ, giải đáp

Có thể bạn quan tâm

X