hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 03/01/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chứng khoán phái sinh là gì? Có những loại nào?

Cùng với cổ phiếu, chứng khoán phái sinh cũng là công cụ tài chính hỗ trợ các nhà đầu tư sinh lợi nhuận. Vậy chứng khoán phái sinh là gì? Có những loại chứng khoán phái sinh nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các vấn đề này.

Mục lục bài viết
  • Chứng khoán phái sinh là gì?
  • Có những loại chứng khoán phái sinh nào?
  • Ngày đáo hạn của chứng khoán phái sinh được quy định thế nào?
  • Chứng khoán phái sinh khác gì với chứng khoán cơ sở?

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh được định nghĩa cụ thể tại khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 như sau:

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh là:

...chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh.

Có thể hiểu, chứng khoán phái sinh là hợp đồng tài chính xác nhận quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Trong đó, giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai.

chung khoan phai sinh

Chứng khoán phái sinh là gì? Có những loại nào? (Ảnh minh họa)


Có những loại chứng khoán phái sinh nào?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, chứng khoán phái sinh gồm 04 loại sau:

- Hợp đồng quyền chọn: Là loại chứng khoán phái sinh, xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:

+ Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;

+ Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

- Hợp đồng tương lai: Là loại chứng khoán phái sinh niêm yết, xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:

+ Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai;

+  Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở vào ngày đã xác định trong tương lai.

- Hợp đồng kỳ hạn: Là loại chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết giữa các bên về việc mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai.

Ngày đáo hạn của chứng khoán phái sinh được quy định thế nào?

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày hiệu lực cuối cùng của các hợp đồng phái sinh, nhà đầu tư phải quyết định sẽ làm gì với vị thế của mình vào trước hoặc trong ngày này..

Trước khi đáo hạn quyền chọn, người nắm giữ hợp đồng có thể chọn thực hiện quyền chọn, đóng vị thế ghi nhận lãi lỗ, hoặc để nguyên hợp đồng vô giá trị đáo hạn.

Vào ngày đáo hạn, hợp đồng sẽ ngừng giao dịch và chuyển đổi thành thanh toán bằng tiền mặt. Lúc này, khách hàng có thể mua thêm hoặc bán đi các hợp đồng cho đến ngày giao dịch cuối cùng (ngày đáo hạn hợp đồng).

Đến ngày đáo hạn, toàn bộ các vị thế đang mở cửa hợp đồng đáo hạn sẽ được xem là đóng vào cuối ngày. Toàn bộ lãi/ lỗ sẽ được thanh toán vào tài khoản nhà đầu tư vào hôm sau.

Theo đó, ngày đáo hạn hợp đồng tương lai được quy định là thứ Năm lần thứ 3 của tháng đáo hạn hợp đồng và các tháng đáo hạn lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của hai quý gần nhất.

Chứng khoán phái sinh khác gì với chứng khoán cơ sở?

Để phân biệt chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở có thể dựa vào các đặc điểm, tiêu chí sau:

Tiêu chí

Chứng khoán phái sinh

Chứng khoán cơ sở

Thị trường giao dịch

Thị trường Phái sinh, giao tương lai

Thị trường giao ngay

Khối lượng phát hành/niêm yết

Không giới hạn

Có giới hạn(phụ thuộc vào tổ chức phát hành)

Bán khống chứng khoán

Bị cấm hoặc bị hạn chế tại một số thị trường

Tham gia vị thế bán mà không cần có tài sản cơ sở

Số tiền cần để giao dịch

Một phần giá trị chứng khoán phái sinh. Người mua/ bán sử dụng ký quỹ, đặt cọc một phần giá trị tài sản nhằm đảm bảo nghĩa vụ thanh toán trong tương lai

Bằng tổng giá trị chứng khoán muốn mua. Đảm bảo có đủ tiền để mua tổng số chứng khoán cần mua

Thời điểm thanh toán/chuyển giao chứng khoán

Một thời điểm nhất định trong tương lai

Ngay sau khi giao dịch

Ngày giao dịch đầu tiên

- Ngày đầu tiên mã hợp đồng tương lai được niêm yết;

- Mã hợp đồng tương lai được tự động niêm yết sau khi một mã cũ đáo hạn

Ngày đầu tiên chứng khoán cơ sở được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Hình thức thanh toán

- Ít chuyển giao vật chất, nếu có thì chỉ diễn ra vào thời điểm thanh toán cuối cùng.

- Đa phần thanh toán bằng tiền: chuyển giao giá trị chênh lệch.

Chuyển giao vật chất: bên bán có nghĩa vụ giao chứng khoán để chuyển cho bên mua

Chu kỳ thanh toán

Lãi/lỗ được xác định hằng ngày. Để tiếp tục nắm giữ vị thế, bắt buộc phải đạt mức ký quỹ duy trì.

T+n: sau khi mua chứng khoán, nhà đầu tư chỉ có thể bán chứng khoán đó sau n ngày giao dịch

Vừa rồi là những thông tin liên quan đến Chứng khoán phái sinh. Nếu còn băn khoăn, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline  19006192 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

>> FPI là gì? Các hình thức đầu tư FPI thế nào?

Có thể bạn quan tâm

X