hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 11/08/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chứng quyền là gì? Thế nào là chứng quyền có bảo đảm?

Chứng quyền là gì, thế nào là chứng quyền có bảo đảm, chứng quyền và chứng quyền có bảo đảm khác nhau như thế nào, có các loại chứng quyền có bảo đảm nào, có nên mua chứng quyền có bảo đảm không,... là các câu hỏi thường gặp liên quan đến chứng quyền và chứng quyền có bảo đảm. Cùng HieuLuat tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
  • Chứng quyền là gì?
  • Thế nào là chứng quyền có bảo đảm?
  • Chứng quyền có bảo đảm gồm những loại nào?
  • Ví dụ cụ thể về chứng quyền có bảo đảm
  • Có nên mua chứng quyền có bảo đảm không?

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền (Stock Warrant) là một loại chứng khoán do các doanh nghiệp phát hành. Khi nắm giữ chứng quyền, người sở hữu có quyền mua các cổ phiếu của doanh nghiệp theo mức giá được quy định trước đó, không phụ thuộc vào bất cứ sự biến đổi nào của thị trường, giá trị hay những biến động của công ty.

Thế nào là chứng quyền có bảo đảm?

Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant - CW) là một loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành và được niêm yết trên sàn chứng khoán, có mã giao dịch riêng cũng như có hoạt động giao dịch tương tự với chứng khoán cơ sở.

Khi nắm giữ chứng quyền có bảo đảm, người sở hữu được quyền mua hoặc được quyền bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại/trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện cơ sở tại thời điểm thực hiện.

chung quyen la gi

Chứng quyền và chứng quyền có bảo đảm có một số điểm khác nhau như sau:

Tiêu chí

Chứng quyền

Chứng quyền có bảo đảm

Tổ chức phát hành

Công ty phát hành cổ phiếu

Công ty chứng khoán

Mục đích phát hành

Huy động vốn

Cung cấp phương thức đầu tư và phòng ngừa rủi ro, tăng doanh thu từ việc bán chứng quyền

Chứng khoán cơ sở

Cổ phiếu của công ty phát hành chứng quyền

Đa dạng như cổ phiếu, chỉ số, ETF,...

Phạm vi quyền

Quyền mua cổ phiếu mới phát hành thêm

Quyền bán hoặc quyền mua chứng khoán cơ sở

Sau khi thực hiện quyền

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành tăng lên

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành không có sự thay đổi

Chứng quyền có bảo đảm gồm những loại nào?

Chứng quyền có bảo đảm có hai loại gồm chứng quyền mua và chứng quyền bán. Trong đó:

- Chứng quyền mua là loại chứng quyền mà khi nắm giữ chúng, người sở hữu được nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện hoặc được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện.

- Chứng quyền mua là loại chứng quyền mà khi nắm giữ chúng, người sở hữu được nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện hoặc được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện.

Ví dụ cụ thể về chứng quyền có bảo đảm

CVNM2001

(Chứng quyền mua VNM)

Giá thực hiện: 90.000 đồng

Ngày đáo hạn: 26/12/2020

Tỉ lệ chuyển đổi: 5:1

Tổ chức phát hành: HSC

Cách đọc: Chứng quyền mua cổ phiếu VNM phát hành đợt 1 của năm phát hành 2020

Chứng quyền CVNM2001 cho nhà đầu tư quyền mua cổ phiếu 90.000 đồng tại thời điểm đáo hạn. Để mua 1 cổ phiếu VNM, nhà đầu tư cần có 5 chứng quyền này.

Khi thực hiện quyền vào ngày đáo hạn (26/12/2020), nhà đầu tư sẽ chỉ nhận được tiền thanh toán từ HSC nếu chứng quyền có lãi.

Giá của chứng quyền có bảo đảm sẽ biến động phụ thuộc vào nhiều tham số, trong đó quan trọng nhất là giá của VNM và thời gian còn lại đến khi đáo hạn

chung quyen la gi

Có thể thấy liên quan đến chứng quyền có bảo đảm, có một số thuật ngữ khá mới lạ đối với người chưa từng tìm hiểu về vấn đề này. Các thuật ngữ này được giải thích tại bảng dưới đây với ví dụ cụ thể:

Thuật ngữ

Giải thích

Ví dụ CVNM2001

Giá chứng quyền

Là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn ở hữu chứng quyền có bảo đảm

20.870 đồng

Giá thực hiện

Là mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền bán hoặc quyền mua chứng khoán cơ sở khi chứng quyền có bảo đảm đáo hạn

90.000 đồng

Giá thanh toán

Là mức giá để xác định khoản tiền thanh toán cho nhà đầu tư vào thời điểm thực hiện quyền

Được tổ chức phát hành công bố vào ngày đáo hạn chứng quyền có bảo đảm

Tỉ lệ chuyển đổi

Là số lượng chứng quyền nhà đầu tư cần có để thực hiện quyền mua một chứng khoán cơ sở

5:1

Thời hạn chứng quyền

Là thời gian lưu hành của chứng quyền có bảo đảm, tối đa là 2 năm và tối thiểu là 3 tháng

5 tháng

Ngày giao dịch cuối cùng

Là ngày giao dịch trước 2 ngày làm việc so với ngày đáo hạn

24/12/2020

Ngày đáo hạn

Là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền có bảo đảm được thực hiện chứng quyền

26/12/2020

Ngày thanh toán

Là ngày nhà đầu tư nhận được tiền thanh toán từ tổ chức phát hành cho các chứng quyền có lãi

06/01/2020

Có nên mua chứng quyền có bảo đảm không?

Việc mua chứng quyền có bảo đảm có một số lợi ích như sau:

Một là, tỷ suất sinh lợi cao

Do chứng quyền có bảo đảm có biên độ dao động giá lớn, giá của chứng quyền có bảo đảm có thể biến độ 100% đến 200% hoặc hơn trong một ngày. Kể từ khi nhà đầu tư mua chứng quyền có bảo đảm đến ngày chứng quyền có bảo đảm về (T+2) hoàn toàn có thể nhân đôi hoặc nhân ba tài khoản.

Hai là, xác định mức lỗ tối đa, lãi không giới hạn

Nếu như đối với giá chứng khoán cơ sở không đi theo dự kiến thì nhà đầu tư chứng quyền có bảo đảm chỉ chịu lỗ tối đa bằng với phần phí mua chứng quyền, chỉ bằng 7-15% giá mua chứng khoán cơ sở.

Ba là, giao dịch dễ dàng

Đối với chứng quyền có bảo đảm, nhà đầu tư có thể mua bán chứng quyền trên tài khoản chứng khoán cơ sở mà không cần mở tài khoản mới.

Bốn là, vốn đầu tư thấp hơn so với mua chứng khoán cơ sở

Thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể mua chứng quyền có bảo đảm với mức vốn bỏ ra chỉ 8%-20% so với chứng khoán cơ sở.

Năm là, không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

Trên thực tế, các sàn giao dịch chứng khoán không giới hạn tỷ lệ sở hữu chứng quyền có bảo đảm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, việc mua chứng quyền có bảo đảm cũng có một số rủi ro như có sự biến động mạnh, đòn bẩy cao, gặp rủi ro không được thanh toán hay có độ trễ nhất định khi phản ánh những biến động của các loại tài khoản cơ sở.

Bất kỳ một hình thức đầu tư nào cũng đều có những lợi ích và tiềm ẩn những rủi ro nên cất nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư chứng quyền có bảo đảm nói riêng cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề Chứng quyền là gì? Thế nào là chứng quyền có bảo đảm? Nếu bạn còn thắc mắc, chưa rõ hay có những vấn đề cần giải đáp, hãy liên hệ tổng đài  19006192 để được hỗ trợ kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

X