Chuyên đề của Cảnh sát giao thông là gì là thông tin mà không phải người dân nào cũng biết. Để rõ hơn về vấn đề này, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HieuLuat
Chuyên đề của cảnh sát giao thông là gì?
Chào bạn, chuyên đề của cảnh sát giao thông (CSGT) được hiểu là kế hoạch của CSGT. Kế hoạch này được đưa ra có thể do cấp Bộ, Cục, Giám đốc Công an của Thành phố.
Mỗi kế hoạch thường của CSGT được định ra các chuyên đề cụ thể để xử lý, được thể hiện dưới dạng văn bản (gồm ít nhất 02 trang).
Kế hoạch được quán triệt và phổ biến đến cán bộ, chiến sĩ trước khi triển khai thực hiện nhiệm vụ thực tế.
Ví dụ: Khi cảnh sát giao thông thực hiện chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn sẽ được trang bị thiết bị, máy đo nồng độ cồn để tập trung vào xử lý người vi phạm hoạt động này. Tuy nhiên, CSGT vẫn có quyền những vi phạm khác nhau thuộc thẩm quyền nếu phát hiện trong quá trình tuần tra, kiểm soát.
Chuyên đề của cảnh sát giao thông được hiểu là kế hoạch của CSGT.
Người dân có được kiểm tra chuyên đề của CSGT không?
Muốn biết người dân có quyền kiểm tra chuyên đề của CSGT hay không, cần tìm hiểu nội dung công khai của Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quy định tại Điều 5, Thông tư 67/2019 của Bộ Công an.
Theo đó, sẽ công khai các nội dung sau trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính (VPHC):
- Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý VPHC
- Tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại trực ban,…của cơ quan Công an có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý VPHC;
- Trang phục, số hiệu CAND và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được công khai theo quy định;
- Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông; Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông; Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính cũng như quyền và nghĩa vụ của công dân khi cán bộ, chiến sỹ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính.
Trong công tác đăng ký, cấp biển số xe sẽ công khai các nội dung về:
+ Quy trình, thủ tục đăng ký, cấp biển số xe;
+ Tên cơ quan, địa chỉ, thời gian làm việc, số điện thoại trực ban, hòm thư góp ý của cơ quan Công an có nhiệm vụ đăng ký, cấp biển số xe;
+ Trang phục, số hiệu Công an nhân dân của cán bộ làm nhiệm vụ;
+ Lệ phí đăng ký xe;
+ Các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đăng ký, cấp biển số xe;…
- Trong công tác chỉ huy, điều khiển giao thông công khai các nội dung về:
+ Quy trình chỉ huy, điều khiển giao thông;
+ Trang phục, số hiệu CAND và các phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được công khai theo quy định;
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ
+ Tuyến đường hạn chế hoặc cấm phương tiện, loại phương tiện giao thông…
- Trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông công khai quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
Căn cứ các quy định trên, người dân có quyền được biết kế hoạch tuần tra, kiểm soát chuyên đề của CSGT. Tuy nhiên không được yêu cầu kiểm tra hay xem chuyên đề, kế hoạch trực tiếp khi làm việc với CSGT mà chỉ được xem thông qua một trong các hình thức được nêu trong nội dung đề cập dưới đây.
Người dân không được yêu cầu kiểm tra hay xem chuyên đề, kế hoạch trực tiếp khi làm việc với CSGT
Xem chuyên đề CSGT ở đâu?
Theo Điều 6 Thông tư 67/2019/TT-BCA thì căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, cơ quan Công an áp dụng qua một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai đề cập sau đây để công khai chuyên đề CSGT:
Một là đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
Hai là đăng Công báo.
Thứ ba là niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.
Thứ tư, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Và thứ năm là thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân…
Như vậy, công khai kế hoạch, chuyên đề khi làm việc trực tiếp cho người dân không phải là nghĩa vụ của CSGT. Theo đó, người dân có thể xem kế hoạch, chuyên đề qua 05 hình thức liệt kê ở trên.
Trên đây là thông tin về việc có được kiểm tra chuyên đề của CSGT, nếu còn băn khoăn, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.