Công chức dự bị là gì? Công chức dự bị có phải là công chức tập sự hay không và đối tượng này được hưởng lương thế nào? Để giải đáp vấn đề này cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Công chức dự bị là gì?
Hiện nay không có văn bản nào quy định về công chức dự bị tuy nhiên công chức dự bị theo quy định tại Nghị định 115/2003/NĐ-CP về chế độ công chức dự bị (hiện đã hết hiệu lực) như sau:
“Công chức dự bị là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được tuyển dụng để bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16, Nghị định số 117/2003/NĐ-CP thì:
“3. Thời gian tập sự đối với công chức dự bị được tính trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị.
Do đó, có thể hiểu công chức dự bị chính là công chức tập sự.
Khoản 1 Điều 20 Nghị định 138/2020 của Chính phủ có nêu rõ, người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Công chức dự bị trước khi được tuyển dụng chính thức phải trả qua quá trình tập sự để làm quen với môi trường, công việc.
Khoản 2 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thời gian tập sự như sau:
+ 12 tháng nếu tuyển dụng vào công chức loại C;
+ 06 tháng nếu tuyển dụng vào công chức loại D;
Lưu ý thời gian không được tính vào thời gian tập sự gồm:
+ Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội,
+ Thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên,
+ Thời gian nghỉ không hưởng lương,
+ Thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác.
Tuy nhiên, nếu người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày và được người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.
Công chức dự bị được hưởng lương thế nào?
Về chế độ đối với người tập sự trong thời gian tập sự được quy định tại Điều 22 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng.
Nếu người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng;
Nếu người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.
Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo theo quy định trên trong các trường hợp:
- Làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Làm trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;
- Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành;
Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.
Ngoài ra, đối với công chức được cơ quan, tổ chức phân công hướng dẫn tập sự được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 so với mức lương cơ sở trong thời gian hướng dẫn tập sự, có thể tính như sau:
Hệ số | Trước 01/7/2023 | Từ 01/7/2023 |
0,3 | 447.000 đồng/tháng (tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP | 540.000 đồng/tháng (tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 24/2023. |
HieuLuat vừa đưa các thông tin giải đáp cho công chức dự bị là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.