hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 30/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công dân là gì? Quyền cơ bản của công dân là gì?

Công dân là gì? Những quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân là gì? Công dân là một khái niệm khá quen thuộc đối với chúng ta nhưng không phải ai cũng định nghĩa được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về công dân và những quyền, nghĩa vụ cơ bản của một công dân nhé!

Mục lục bài viết
  • Công dân là gì?
  • Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
  • Các quyền cơ bản của công dân Việt Nam
  • Các nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam
  • So sánh quyền con người và quyền công dân

 

Công dân là gì? Quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân là gì?

Công dân là gì?

Công dân là khái niệm chỉ một cá nhân, con người cụ thể có quốc tịch của một quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật ở quốc gia đó. 

Nói cách khác, công dân là người dân của một nhà nước dân chủ, có chủ quyền. Nhà nước xác định một người cụ thể là công dân dựa vào quốc tịch của người đó. Công dân phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước đồng thời được hưởng các quyền mà nhà nước quy định đối với công dân nước mình khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài. 

Theo quy định tại Điều 17 trong Hiến pháp năm 2013, Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Mỗi công dân sống trong một quốc gia nào cũng có quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật của quốc gia đó, chúng luôn gắn với đời sống công dân. Tại Việt Nam, công dân có quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:

Các quyền cơ bản của công dân Việt Nam

Công dân có quyền lợi và đặc quyền về tự do cá nhân, chính trị, văn hóa xã hội, kinh tế được bảo vệ bởi pháp luật của quốc gia đó. Trong đó, quyền của công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp 2013 như sau:

Các quyền về tự do cá nhân

Quyền tự do cá nhân bao gồm:

  • Quyền được sống.

  • Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, đời sống, quyền được nhà nước bảo vệ sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

  • Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư và quyền được nhà nước bảo vệ danh dự, uy tín, sức khỏe.

  • Quyền có nơi ở, bất khả xâm phạm về nơi ở, tự do đi lại và cư trú.

  • Quyền được tự do và tôn trọng về tín ngưỡng, tôn giáo.

  • Quyền được tự do ngôn luận, báo chí, hội họp.

  • Quyền bình đẳng giới.

  • Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, kết hôn và được nhà nước bảo hộ hôn nhân gia đình.


Các quyền về chính trị

  • Quyền bầu cử, được bầu cử và quyền biểu quyết.

  • Quyền tham gia các công việc quản lý nhà nước và xã hội.

  • Quyền tự do hội họp, biểu tình, đăng ký thành lập đảng, các tổ chức chính trị xã hội.

  • Quyền bảo vệ tổ quốc.

Công dân Việt Nam có quyền bầu cử khi đủ 18 tuổi

Công dân Việt Nam có quyền bầu cử khi đủ 18 tuổi

Các quyền về văn hóa, xã hội

  • Quyền tự do văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ và truyền thông.

  • Quyền được học tập, giáo dục.

  • Quyền được hưởng thụ và tiếp cận văn hóa, thông tin, truyền thông.

  • Quyền được nhà nước bảo đảm về an sinh xã hội.

Các quyền về kinh tế

  • Quyền tự do kinh doanh, đầu tư và sở hữu tài sản.

  • Quyền được đảm bảo các điều kiện công bằng, an toàn, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.

Người dân được bảo đảm các quyền lợi trong lao động

Người dân được bảo đảm các quyền lợi trong lao động

Một số quyền khác: 

  • Quyền khiếu nại, tố cáo và được bồi thường về vật chất, tinh thần và danh dự.

  • Công dân có quyền tự bào chữa cho mình hoặc nhờ người khác bào chữa.

  • Quyền các định dân tộc của mình và tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.

Các nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam

Bên cạnh những quyền lợi, công dân Việt Nam cũng có những nghĩa vụ cần phải thực hiện đối với tổ quốc. Những nghĩa vụ đó là:

  • Nghĩa vụ thực hiện các công tác về y tế.

  • Nghĩa vụ học tập và nộp thuế.

  • Nghĩa vụ bảo vệ môi trường, anh ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội.

  • Công dân phải có nghĩa vụ trung thành với tổ quốc và bảo vệ tổ quốc.

  • Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật và quy tắc chung của quốc gia.

Công dân nam được gọi nhập ngũ khi đủ 18 tuổi

Công dân nam được gọi nhập ngũ khi đủ 18 tuổi

So sánh quyền con người và quyền công dân

Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm riêng biệt, tuy nhiên, chúng đôi khi vẫn bị đánh đồng với nhau. Để hiểu rõ hơn về quyền con người và quyền công dân là gì? và chúng có gì giống hay khác nhau, chúng tôi có đưa ra những so sánh như sau:

Giống nhau 

Quyền con người và quyền công dân có một số nét tương đồng sau:

  • Quyền con người và quyền công dân đều là quyền cơ bản, hướng tới bảo vệ quyền lợi, sự tự do, phát triển của con người.

  • Quyền con người và quyền công dân đều được bảo vệ bởi pháp luật, được quy định trong Hiến pháp.

  • Quyền công dân có phạm vi hẹp hơn quyền con người nhưng có một số quy định giống nhau: quyền được sống, các quyền tự do cá nhân, quyền tự do về tôn giáo,....

  • Hai quyền này đều hướng tới mục đích chung là bảo vệ, tôn trọng và đề cao giá trị con người.

Quyền con người là quyền cơ bản, tự nhiên, vốn có của con người

Quyền con người là quyền cơ bản, tự nhiên, vốn có của con người

Khác nhau

Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù tuy có vẻ giống nhau nhưng về một số khía cạnh chúng lại hoàn toàn khác nhau. Những khía cạnh đó là:

 

Các tiêu chí

Quyền con người

Quyền công dân

Khái niệm cơ bản

Quyền con người (Nhân quyền) là những quyền cơ bản mà từ khi mới sinh ra con người trên toàn thế giới đã có. Nó không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy luật của một quốc gia nhất định nào.

Quyền công dân (Dân quyền) là những quyền lợi riêng mà công dân ở mỗi quốc gia có được tùy thuộc vào thể chế, pháp luật của quốc gia đó ban hành. Bên cạnh có được quyền lợi, công dân còn phải thực hiện những nghĩa vụ cho quốc gia của mình.

Lịch sử

Quyền con người xuất hiện ở thời kì trung cổ và được bật lên vào thời Phục Hưng khi mà các nhà triết học và nhà văn như: Jean-Jacques Rousseau, John Locke và Voltaire đưa ra những tác phẩm về quyền tự nhiên của con người.

Quyền công dân là khái niệm được xuất hiện sau quyền con người và có nguồn gốc từ Châu âu. Quyền công dân đã nhen nhóm xuất hiện trong các cuộc cách mạng tư sản ở thế kỉ 16. Các Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ (1776) và Cách mạng Pháp (1789) là hai sự kiện quan trọng gắn liền với sự phát triển và xác định khái niệm quyền công dân.

Phạm vi và đối tượng

Quyền con người có phạm vi bao phủ toàn cầu, được áp dụng cho tất cả mọi người trên thế giới không phân biệt quốc tịch.

Quyền công dân có phạm vi bao phủ trong một quốc gia cụ thể, được áp dụng cho công dân trong chỉ quốc gia đó. 

Yếu tố đảm bảo thực thi

Quyền con người được lập ra và bảo vệ bởi pháp luật quốc tế và luật quốc gia.

Quyền công dân được lập ra và bảo vệ bởi luật pháp của quốc gia đó.

Thời gian hiệu lực

Quyền con người luôn luôn không thay đổi từ khi con người mới sinh ra.

Quyền công dân có thể bị thay đổi theo thời gian áp dụng khi công dân có đủ điều kiện mà quốc gia đó đưa ra.

Đặc điểm

Quyền con người chỉ có những quy định để bảo vệ những lợi ích tự nhiên, vốn có của con người, không ai có quyền trao hay tước đoạt.

Quyền công dân được công nhận theo luật pháp của quốc gia đó khi công dân có đủ điều kiện. 

Mục đích

Quyền công dân giúp bảo vệ quyền và nghĩa vụ của công dân để tạo ra một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Quyền con người giúp bảo vệ quyền con người trên toàn cầu để tạo ra một thế giới tự do, bình đẳng.

 

Kết luận

Trên đây là Công dân là gì? Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là gì? Mong rằng thông qua bài viết, bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như là quyền, nghĩa vụ cơ bản của một công dân tử đó củng cố thêm ý thức, trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội, quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

X