hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 16/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công đoàn là gì? Những quy định cần biết về công đoàn

Công đoàn Việt Nam là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị – xã hội, đặc biệt đối với người lao động. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về công đoàn, vai trò của công đoàn một cách rõ ràng.

Mục lục bài viết
  • Công đoàn là gì?
  • Công đoàn công ty là gì?
  • Cán bộ công đoàn là gì?
  • Tiền công đoàn là gì?
  • Quyền công đoàn là gì?

Công đoàn là gì?

Theo Điều 1 Luật Công đoàn 2012 thì công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;

Điều 10 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định:

Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của giai cấp công nhân, tri thức và người lao động, đó là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

công đoàn là gì

Công đoàn công ty là gì?

Có thể hiểu công đoàn công ty là tổ chức đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

Công đoàn công ty còn có nhiệm vụ tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động.

Đồng thời có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người lao động học tập, rèn luyện, đoàn kết, chấp hành pháp luật, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cán bộ công đoàn là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ, mục 5.1 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 thì cán bộ công đoàn là người:

- Đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn;

- Được cấp có thẩm quyền chỉ định, công nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

Cán bộ công đoàn gồm có:

+ Cán bộ công đoàn chuyên trách: là người được cấp có thẩm quyền chỉ định, tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.

+ Cán bộ công đoàn không chuyên trách: là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định vào các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên.

Cán bộ công đoàn bao gồm:

+ Tổ trưởng, tổ phó công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp;

+ ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, thành viên các ban quần chúng của công đoàn các cấp thông qua bầu cử hoặc cấp công đoàn có thẩm quyền chỉ định.

Cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của công đoàn các cấp.

cán bộ công đoàn là gìCán bộ công đoàn được cấp có thẩm quyền quy định, công nhận.

Tiền công đoàn là gì?

Khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 quy định kinh phí công đoàn hay còn được hiểu là quỹ công đoàn, là một khoản tài chính công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trong hoạt động của đơn vị mình.

Giá trị này được trích ra bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho các hoạt động ở các cấp công đoàn. Kinh phí công đoàn sẽ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà các đơn vị sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao động nhằm đảm bảo các hoạt động quản lý, duy trì, thực hiện hoạt động trong trách nhiệm của công đoàn.

Trong 2% này phân chia như sau:

- ½ nộp vào công đoàn cấp trên,

- ½  giữ lại để dùng cho các hoạt động công đoàn ở đơn vị.

Nếu chưa có công đoàn cơ sở, vẫn phải đảm bảo nộp đủ 2% đó.

Quyền công đoàn là gì?

Khoản 1 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 quy định:

Quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy quyền công đoàn là quyền:

- Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn

- Của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Công đoàn cơ sở là gì?

Khoản 2 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 quy định:

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Theo Điều 7 Luật Công đoàn 2012 thì công đoàn cơ sở được tổ chức trong:

- Cơ quan nhà nước

- Tổ chức chính trị

- Tổ chức chính trị - xã hội

- Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp

- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị

- Doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Công đoàn Việt Nam là gì?

Theo quy định tại Điều 10 Hiến pháp 2013:

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có:

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam là một tổ chức thống nhất với các cấp cơ bản:

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (cấp TW)

- Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; công đoàn ngành TW, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam.

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Liên đoàn Lao động cấp huyện, công đoàn ngành đại phương, công đoàn các khu chế xuất, khu công nghiệp, công đoàn tổng công ty...

- Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn.

Hành vi bị nghiêm cấm với công đoàn là gì?

Điều 9 Luật Công đoàn 2012 quy địh những hành vi bị nghiêm cấm với công đoàn:

Thứ nhất là cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.

Thứ hai là phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

Thứ ba, sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.

Thứ tư, lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Quy định về quyền và trách nhiệm của công đoàn

Điều 10 đến Điều 17 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền và trách nhiệm của công đoàn cụ thể như sau:

Một là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động:

- Hướng dẫn, tư vấn về quyền, nghĩa vụ của NLĐ khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.

- Đại diện cho tập thể NLĐ thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

- Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động…

Hai là tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội:

- Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, BHXH, BHYT, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.

- Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý BHXH, BHYT; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật…

Ba là trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật:

Theo đó, tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.

Bốn là, tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị:

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.

Năm là tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:

Cụ thể tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Sáu là tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động:

- Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động

- Tuyên truyền, vận động, giáo dục NLĐ học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Bảy la phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

Tám là về quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở:

Cơ quan công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ khi được NLĐ ở đó yêu cầu.

Trên đây là giải đáp cho công đoàn là gì? Nếu có thêm vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

X