hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 07/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công nghệ sinh học là gì? Học công nghệ sinh học ra làm gì?

Là một ngành vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được công nghệ sinh học là gì? Chi tiết thông tin về công nghệ sinh học, học công nghệ sinh học ra làm gì được chúng tôi cập nhật dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào?
  • Sản phẩm công nghệ sinh học là gì?
  • Vai trò của công nghệ sinh học
  • Học công nghệ sinh học ra làm gì?
Câu hỏi: Em sắp thi đại học đang phân vân không biết có nên chọn ngành công nghệ sinh học hay không? Mọi người cho em hỏi công nghệ sinh học là gì? Học công nghệ sinh học ra làm công việc gì?

Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào?

Công nghệ sinh học là gì?

Hiện nay có nhiều định nghĩa về công nghệ sinh học, tại Nghị định 59/2017/NĐ-CP về quản lý tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen ngày 12/5/2017 cũng đưa ra cách hiểu: “Công nghệ sinh học là bất kỳ ứng dụng công nghệ nào có sử dụng các hệ thống sinh học, cơ thể sống hoặc dẫn xuất của chúng để tạo ra, làm biến đổi sản phẩm hoặc các quá trình vì mục đích sử dụng cụ thể.”.

Tuy nhiên về cơ bản thì đây là một ngành công nghệ, khoa học, trong đó có sử dụng việc nghiên cứu, vận dụng các quy trình kỹ thuật, công nghệ liên quan đến sinh học, vi sinh vật học, hóa sinh,... nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm và sản xuất với quy mô lớn (quy mô công nghiệp) những sản phẩm sinh học, phục vụ cho cuộc sống con người, phát triển kinh tế mà vẫn bảo vệ môi trường.

Công nghệ sinh học được ứng dụng nhiều trong việc phát triển cây trồng, chăm sóc vật nuôi, sản xuất thuốc, ứng dụng các công nghệ di truyền,...

Công nghệ sinh học gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến:

- Lĩnh vực nông nghiệp hay còn gọi là Công nghệ sinh học xanh lá: Theo đó, trong lĩnh vực này thì công nghệ sinh học được ứng dụng để tạo ra các giống lai tạo, cải thiện giống cây trồng, giảm thiểu lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, tạo ra các kỹ thuật canh tác cây mới,...

Trong mảng chăn nuôi thì công nghệ sinh học được sử dụng trong việc nghiên cứu các kỹ thuật, phương pháp phối giống, chế tạo ra giống mới, chuyển phôi, hoặc các biện pháp giúp chăm sóc vật nuôi tốt hơn, phòng bệnh.

- Lĩnh vực y học/ y tế (Công nghệ sinh học đỏ): Trong lĩnh vực này, công nghệ sinh học được ứng dụng để sản xuất các loại thuốc, vacxin, các kháng thể, chuẩn đoán bệnh.

- Lĩnh vực chế biến/sản xuất thực phẩm (Công nghệ sinh học vàng): Theo đó, công nghệ lên men được ứng dụng rất nhiều, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Thông qua đó mà sử dụng để sản xuất các sản phẩm là đồ ăn, đồ uống, thực phẩm chức năng, làm hương liệu hay chế biến rau quả.

- Lĩnh vực bảo vệ môi trường: Ứng dụng trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.

- Lĩnh vực công nghiệp (Công nghệ sinh học trắng): Giúp giảm các bước sản xuất hóa học, giảm chất thải, ứng dụng nhiên liệu sinh học trong quá trình sản xuất công nghiệp,...

- Lĩnh vực làm đẹp: Đây cũng là một lĩnh vực nên được kể đến khi nhắc về công nghệ sinh học. Tuy là một khái niệm khá mới mẻ nhưng không thể phủ nhận vai trò trong việc tạo nên các thành phần dưỡng da tự nhiên hay tạo ra các sản phẩm vi sinh,.. thuần tự nhiên.

Sản phẩm công nghệ sinh học là gì?

Như đã nêu ở mục trên, do công nghệ sinh học được áp dụng trong những lĩnh vực khác nhau nên sản phẩm công nghệ sinh học tạo ra tương ứng với các lĩnh vực ấy cũng rất đa dạng, có tính ứng dụng cao trong đời sống như:

- Các sản phẩm là thuốc, thực phẩm chức năng;

- Hóa chất công nghiệp;

- Các giống cây trồng, giống vật nuôi có ưu điểm vượt trội;

- Xét nghiệm y khoa, di truyền; xử lý các vấn đề về môi trường;

- Các sản phẩm làm đẹp,...

Vai trò của công nghệ sinh học

Vai trò của công nghệ sinh học

Khi cuộc sống ngày càng phát triển, hiện đại thì công nghệ sinh học lại càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc:

- Đem đến những sản phẩm có tính đột phá, thân thiện với môi trường;

- Cung cấp các công nghệ mới, có tính ứng dụng cao và thân thiện với môi trường;

- Góp phần bảo vệ môi trường, giảm tác động môi trường bằng các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học vô cùng thân thiện;

- Phát triển kinh tế, tạo ra các quy trình sản xuất an toàn và đạt hiệu quả;

- Bảo vệ sức khỏe con người,...;

- Đem đến tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đáp ứng nhu cầu đời sống con người.

Học công nghệ sinh học ra làm gì?

Công nghệ sinh học còn được biết đến là một ngành học được giảng dạy tại khá nhiều trường đại học. Đây là một ngành học khá mới, có nhiều điều thú vị mà sinh viên có thể tìm hiểu, khám phá.

Tuy nhiên, hơn hết việc học ngành này cũng đem lại nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn khi tốt nghiệp như các ngành liên quan đến thực phẩm, nông nghiệp/ngư nghiệp/lâm nghiệp, xử lý nước thải, y dược, nghiên cứu công nghệ lên men, nuôi cấy vi sinh,...

Người tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học có thể làm việc ở các vị trí như:

- Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chuyên về chế biến thực phầm;

- Kỹ thuật viên tại các phòng thí nghiệm hay các viện nghiên cứu về vi sinh, sinh học,..;

- Cán bộ xét nghiệm làm tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác;

- Kỹ sư điều hành sản xuất tại các công ty sản xuất, công ty dược phẩm,..;

- Nhân viên tại các công ty có hoạt động liên quan đến môi trường, xử lý nước,...

Có thể thấy có rất nhiều vị trí công việc yêu cầu sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học. Ngành học này cũng sẽ trở thành một lựa chọn đáng lưu tâm khi bước chân vào đại học.

Trên đây là những tổng hợp quy định pháp luật cơ bản liên quan đến Công nghệ sinh học.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

X