hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 18/08/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công tố viên là gì? Vai trò của công tố viên là gì?

Công tố viên là gì? Họ có vai trò gì trong xã hội? Để trở thành công tố viên thì cần có các tố chất gì?... Công tố viên là một ngành nghề đặc biệt trong xã hội, nó đặc biệt từ bản chất nghề nghiệp, chức năng của ngành nghề này đối với xã hội. Bài viết dưới đây của HieuLuat sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cơ bản nhất về ngành nghề đặc biệt này.

 

Công tố viên là gì? Công tố viên làm công việc gì?

Công tố viên là tên chức danh của một ngành nghề trong lĩnh vực tư pháp và là chức danh được sử dụng tại các quốc gia sử dụng hệ thống pháp luật thông luật (common law). Hệ thống thông luật được hiểu là hệ thống pháp luật mà tại đó việc giải quyết, phán xử các tranh chấp, vi phạm pháp luật thông qua các phán xét, bản án của tòa án nhân dân có thẩm quyền. Một số quốc gia sử dụng chức danh công tố viên có thể liệt kê đến như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…

Về cơ bản, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm mà công tố viên thực hiện là giống nhau trong các quốc gia, tuy nhiên, các quốc gia vẫn sẽ có những quy định riêng biệt để phù hợp với tình hình cụ thể của quốc gia mình. Công tố viên là những người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc điều tra, truy tố và buộc tội những người vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự theo sự phân công của cơ quan tư pháp. Theo đó, các nhóm công việc công tố viên phải thực hiện gồm:

-Tiến hành điều tra: Bằng nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng cũng như nhiệm vụ cụ thể được phân công, công tố viên là người thực hiện công việc điều tra, tìm ra sự thật của vụ án. Ở Việt Nam, công việc điều tra thuộc về thẩm quyền của cơ quan Điều tra của công an các cấp hoặc cơ quan Điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hoặc cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân.

Công tố viên có trách nhiệm thi hành các công việc sau đây trong giai đoạn điều tra:

+ Triệu tập, hỏi cung bị can, bị cáo;

+ Tham gia trực tiếp vào quá trình điều tra: Thu thập chứng cứ, xác định sự thật của vụ án;

+ Giám sát việc tạm giữ, tạm giam nghi phạm trong quá trình điều tra;

+ Giám sát và đưa yêu cầu cụ thể về việc điều tra vụ án;

- Truy tố và buộc tội hành vi phạm tội: Công tố viên thực hiện việc truy tố đối với những chủ thể phạm tội theo quy định pháp luật cùng mức hình phạt tương ứng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công việc này là trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp.

Tại giai đoạn này, công tố viên tiến hành các công việc như sau:

+ Truy tố hành vi phạm tội trước pháp luật và đề xuất hình phạt cụ thể;

+ Giám sát việc thực hiện các hoạt động trong giai đoạn truy tố;

+ Các nhiệm vụ, công việc khác được giao;

+ Tham gia phiên tòa, trực tiếp thực hiện cáo trạng, luận tội những người vi phạm và tham gia tranh luận, xét hỏi để bảo vệ quan điểm truy tố, buộc tội của mình;

Trong các phiên tòa xét xử, công tố viên cũng chính là những người thực hiện tranh luận, bảo vệ quan điểm truy tố, buộc tội của mình. Để hoàn thành công việc của mình, công tố viên được quyền chỉ đạo và yêu cầu cảnh sát các cấp dưới phải thực hiện theo lệnh của mình. Nói cách khác, các bản điều tra mà cảnh sát tiến hành đều phải được công tố viên thông qua trước khi chuyển sang giai đoạn truy tố, xét xử.

- Ngoài ra, công tố viên cũng là người có thẩm quyền giám sát việc thi hành bản án, các quyết định của tòa án và là những người có thẩm quyền giám sát hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng như công an, cơ quan thi hành án, nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo…

Như vậy, công tố viên là tên gọi của chức danh nghề nghiệp xuất hiện tại các quốc gia sử dụng hệ thống pháp luật tố tụng thông luật, đây là những người được giao trách nhiệm thực hiện điều tra, truy tố, buộc tội những người vi phạm pháp luật hình sự.

cong to vien la gi

Vai trò của công tố viên là gì?

Công tố viên phải hiểu về pháp luật, được đào tạo bài bản, có chuyên môn về luật, thường tốt nghiệp đại học luật, thậm chí là Luật sư và được cơ quan tư pháp bổ nhiệm. Nhìn nhận từ góc độ nhiệm vụ, chức trách của công tố viên, có thể nhận thấy, công tố viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, cụ thể:

- Là những người bảo vệ công bằng, lẽ phải và làm việc nhất quán, tuân thủ quy định pháp luật: Công tố viên hoàn toàn tách khỏi chức năng xét xử, thực hiện điều tra, truy tố, buộc tội dựa trên sự thật, quy định của luật pháp và thượng tôn pháp luật trong công việc;

- Công tố viên là những người bảo vệ quyền lợi của nhân dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên yếu thế/bân bị xâm phạm quyền lợi hợp pháp: Công tố viên phát huy tối đa vai trò này của mình trong khi thực hiện công việc. Hành vi vi phạm pháp luật hình sự đã xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người bị vi phạm, công tố viên đại diện cho pháp luật, công lý để buộc tội hành vi phạm tội, bảo vệ cho bên yếu thế trong quan hệ xã hội đó;

- Góp phần bảo vệ công bằng, dân chủ trong xã hội;

- Đóng góp vào công cuộc giáo dục, răn đe, phổ biến pháp luật;

- Là cơ quan giám sát các hoạt động tố tụng từ điều tra, truy tố, buộc tội, thi hành các bản án hình sự của tòa án, đảm bảo pháp luật được thực thi đúng, đầy đủ;

- Là người đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, xử lý tội phạm, ngăn ngừa hành vi phạm tội;

Đây là một số vai trò tiêu biểu của công tố viên đối với đời sống xã hội.

Trên đây là giải đáp về công tố viên là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X