hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 20/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công ty đa quốc gia là gì? Đặc điểm của công ty đa quốc gia

Nhiều người vẫn nhắc đến công ty đa quốc gia hay Công ty xuyên quốc gia. Vậy công ty đa quốc gia là gì? Đặc điểm của công ty đa quốc gia?

Mục lục bài viết
  • Công ty đa quốc gia là gì? 
  • Định nghĩa công ty đa quốc gia là gì?
  • Ví dụ về công ty đa quốc gia
  • Công ty đa quốc gia tiếng anh là gì?
  • Đặc điểm công ty đa quốc gia
Câu hỏi: Tôi đang tìm hiểu các kiến thức về doanh nghiệp và kinh doanh. Trong quá trình đó, tôi thấy nhiều tài liệu nhắc đến cụm từ 'Công ty đa quốc gia', ngoài việc tôi hiểu rằng những công ty này rất lớn và hoạt động ở nhiều nước thì không biết những công ty này còn có những đặc điểm gì đặc biệt. Tôi muốn tìm hiểu cụ thể về các vấn đề này? Xin cảm ơn.

Công ty đa quốc gia là gì? 

Công ty đa quốc gia là gì?

Định nghĩa công ty đa quốc gia là gì?

Công ty đa quốc gia là những công ty hoạt động ở ít nhất hai quốc gia trở lên. Những công ty này có thể là công ty sản xuất, công ty dịch vụ, hoặc công ty hoạt động cả sản xuất và dịch vụ.

Xu hướng hình thành các công ty đa quốc gia thể hiện rất rõ trong tiến trình phát triển của kinh tế thế giới. Ngày càng có nhiều hoạt động mua bán sáp nhập để phát triển các công ty đa quốc gia. Lý do có thể bởi các lợi ích khi hoạt động cùng lúc ở nhiều quốc gia như:

- Thứ nhất phải kể đến các lợi ích về thị trường, giúp các công ty có thể tiếp cận và mở rộng thị trường của mình ra nhiều nước trên thế giới. Từ đó giúp lợi nhuận tăng cao. 

- Thứ hai, có thể tận dụng được sự cạnh tranh và lợi thế của từng quốc gia;

- Thứ ba, có thể sử dụng được nguồn nguyên liệu và nhân công giá rẻ tại chỗ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển;

- Thứ tư, giúp phân tán các rủi ro khi gặp phải những bất ổn về chính trị hay kinh tế tại một quốc gia;

- Thứ năm, tận dụng được các chính sách về thuế, hải quan, tránh những hạn chế thương mại trong chính sách giữ các quốc gia.

Vì những lợi ích to lớn như vậy nên nhiều doanh nghiệp lớn sẽ luôn tìm cách để phát triển thành các công ty đa quốc gia.

Các công ty đa quốc gia giữ vai trò lớn trong sự phát triển của kinh tế thế giới khi mà chiếm phần lớn số vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới, chi phối hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng, đặc biệt là nắm nhiều công nghệ tiên tiến và hoạt động chuyển giao công nghệ. 

Ví dụ về công ty đa quốc gia

Với xu hướng như nêu trên, ngày nay có rất nhiều công ty đa quốc gia được hình thành. Trong đó, có những công ty nổi tiếng và lâu đời như:

- Unilever: đây là công ty đa quốc gia lâu đời của Anh, hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy….với hơn 400 nhãn hàng hoạt động trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với khoảng 127.000 nhân viên trên toàn thế giới. Unilever có mặt ở Việt Nam từ những năm 1995. 

- IBM: đây là công ty đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ có trụ sở tại Mỹ. Công ty được thành lập từ năm 1911, hiện nay hiện diện ở khoảng 170 quốc gia với khoản 350.000 nhân viên. 

- Samsung: đâu là một tập đoàn công nghệ, điện tử tiêu dùng nổi tiếng của hàn quốc được thành lập từ năm 1938. Samsung có khoảng 100 công ty con. Hiện nay có 4 nhà máy sản xuất của Samsung tại Việt Nam.

- Microsoft: đây là công ty quốc gia có trụ sở của Mỹ, được thành lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào năm 1975, với các lĩnh vực chủ yếu liên quan phần mềm và dịch vụ công nghệ. Công ty hoạt động ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với hơn 220.000 nhân viên trên toàn thế giới. 

Công ty đa quốc gia tiếng anh là gì?

Công ty đa quốc gia trong tiếng anh được dùng phổ biến với hai cụm từ là Multinational Corporation (viết tắt là MNC) hoặc Multinational Enterprises (viết tắt là MNE)

Đặc điểm công ty đa quốc gia

Đặc điểm của công ty đa quốc gia

Các công ty/tập đoàn đa quốc gia có một số đặc điểm nhận biết sau: 

- Thứ nhất, hoạt động ở ít nhất 02 quốc gia trở lên. Có những tập đoàn phạm vi hoạt động gần như phủ rộng toàn cầu.

- Thứ hai, tập trung quyền sở hữu vào công ty mẹ, lợi nhuận từ các công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện ở các quốc gia sẽ chuyển về trụ sở chính. 

- Thứ ba, tập trung vào tìm kiếm những động lực phát triển phục vụ cho công ty. Các công ty đa quốc gia sẽ khảo sát các quốc gia khác trước khi đầu tư vào đó để có những chính sách phát triển phù hợp. Ví dụ, tập trung phát triển hoạt động sản xuất tại các quốc gia đang phát triển vì tại đây nhân công giá rẻ và chi phí sản xuất thấp, tập trung phát triển thị trường vào những quốc gia có tiềm năng tiêu thụ một loại hàng hóa nào đó.

Các công ty đa quốc gia tại Việt Nam

Với chính sách kinh tế mở cửa và môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện. Việt Nam cũng là điểm đến của nhiều công ty đã quốc gia, đóng góp 1 phần quan trọng sự phát triển kinh tế của đất nước. Có thể kể đến như:

- Unilever: đây là công ty đa quốc gia lâu đời của Anh, hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy có mặt tại trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với khoảng 127.000 nhân viên trên toàn thế giới. Unilever có công ty con ở Việt Nam từ những năm 1995 với trụ sở đặt ở TP.HCM. 

- Microsoft Việt Nam là công ty con của tập đoàn Microsoft hoạt động trong lĩnh vực công nghệ có trụ sở tại Hà Nội;

- Shopee: Shopee là công ty thương mại điện tử có trụ ở tại Singapore, với sự hiện diện ở 9 quốc gia trên thế giới. Shopee Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội. 

- IBM: là tập đoàn công nghệ của Mỹ, đã có mặt tại Việt Nam từ những năm 1996, trụ sở công ty con IBM Việt Nam được đặt tại Hà Nội

- Nestlé: đây là công ty đa quốc gia có trụ sở Thụy Sĩ với hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sữa, sản phẩm dinh dưỡng, nước khoáng…. Nestlé thành lập công ty con ở Việt Nam từ năm 1995 tại TP. HCM và có 4 nhà máy sản xuất ở Đồng Nai và Hưng Yên. 

Ngoài ra còn các công ty đa quốc gia nổi tiếng khác có mặt tại Việt Nam như Honda, Samsung, P&G, Pepsico, Abbott, Coca Cola…..

Trên đây là những thông tin cơ bản về “Công ty đa quốc gia là gì? Đặc điểm của công ty đa quốc gia”.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

X