hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 15/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

CPI là gì? Công thức tính chỉ số CPI

CPI là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế của một đất nước. Vậy CPI là gì và công thức tinh của chỉ số này như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mục lục bài viết
  • CPI là gì? CPI cao là tốt hay xấu?
  • Khái niệm CPI 
  • CPI cao là tốt hay xấu?
  • Công thức tính chỉ số CPI 
  • Ý nghĩa của chỉ số CPI

CPI là gì? CPI cao là tốt hay xấu?

Khái niệm CPI 

CPI là từ viết tắt consumer price index, tức Chỉ số giá tiêu dùng. Đây là chỉ số phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian, có đơn vị tính là phần trăm.

Ví dụ cụ thể của CPI như sau: Chi phí tiêu dùng hàng ngày của chúng ta bao gồm: thực phẩm, quần áo, xăng dầu, điện nước,…Vậy chỉ số CPI là giá trị trung bình của các mặt hàng trên trong một thời gian nhất định.

CPI cao là tốt hay xấu?

Chỉ số CPI dù cao hay thấp đều gây ảnh hưởng đến nền kinh tế như sau:

- CPI là chỉ số tiêu biểu để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá có thể dẫn tới lạm phát. Chỉ số CPI cao đồng nghĩa với việc mức giá trung bình hàng hóa tăng cao, tỷ lệ lạm phát gia tăng. Cuộc sống của người dân sẽ trở nên khó khăn hơn trong chi tiêu hàng ngày.

- Chỉ số CPI thấp đồng nghĩa với việc giá cả các mặt hàng giảm, số tiền dành cho tiêu dùng của người dân sẽ giảm. Nhưng điều này cũng có nghĩa, lượng cung của thị trường giảm. Các doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp hoạt động kinh doanh, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Chỉ số CPI là gì? - câu hỏi quen thuộc trong kinh tế vĩ mô
Chỉ số CPI là gì? - câu hỏi quen thuộc trong kinh tế vĩ mô

Công thức tính chỉ số CPI

Ngoài thắc mắc CPI là gì, cách tính CPI cũng là điều được nhiều người quan tâm. Để tính toán chỉ số CPI ta sẽ tính số bình quân gia quyền của giá cả của kỳ báo cáo t so với kỳ cơ sở.

CPIt

=

100

x

Chi phí mua hàng hoá thời kỳ t

Chi phí mua hàng hoá thời kỳ cơ sở

Trong đó:

  • Hàng hoá: Thông qua điều tra người ta sẽ tính được lượng hàng hoá. dịch vụ tiêu biểu mà một người mua.

  • Giá cả: Thống kê giá cả của mỗi hàng hóa trong giỏ hàng tại mỗi thời điểm.

  • Tính chi phí: bằng lượng hàng hoá nhân với giá cả của từng loại hàng rồi cộng lại.

Thời kỳ cơ sở sẽ thay đổi từ 5 đến 7 năm tùy từng quốc gia.

CPI được dùng để tính lạm phát theo thời kỳ. Ví dụ như chỉ số lạm phát của năm 2012 so với năm 2011 như sau:

Chỉ số lạm phát 2012

=

100

x

CPI năm 2012 – CPI năm 2011

CPI năm 2011

Ý nghĩa của chỉ số CPI

Đo lường mức độ lạm phát

Qua chia sẻ trên bạn đã hiểu bản chất CPI là gì? Có thể thấy, chỉ số tiêu dùng CPI có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc dự đoán lạm phát ở một nền kinh tế. Đặc biệt khi giá cả tăng đến mức không thể kiểm soát, thì lạm phát sẽ phát triển thành siêu lạm phát. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia và lan rộng ra toàn khu vực.

Hungary là quốc gia đã phải chịu mức độ lạm phát lên tới 207%. Vào những năm 1945-1946, sau thế chiến thứ II, nền kinh tế của Hungary đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Hơn 40% ngân quỹ của đất này bị phá huỷ. Đồng tiền của quốc gia này đã rớt giá thảm hại, và trở thành đồng tiền có giá trị thấp nhất trên thị trường tài chính thế giới.

CPI còn có thể báo động về vấn đề giảm phát cho một quốc gia. Vấn đề này xảy ra khi tổng cầu trên thế giới giảm. Mức giá chung toàn cầu giảm dẫn đến thất nghiệp lẫn suy thoái kinh tế. Tính được chỉ số CPI giúp các nhà kinh tế có thể dự đoán được lạm phát ( hoặc giảm phát) trong tương lai và ngăn chặn nó.

Ý nghĩa của chỉ số CPI

Ý nghĩa của chỉ số CPI

Phản ánh biến động của giá bán lẻ hàng hóa dịch vụ

Chỉ số CPI giúp chúng ta có thể tính toán tương đối giá bán lẻ hàng hóa, dịch vụ điển hình phục vụ sinh hoạt người dân. Như vậy chỉ số này cũng giúp theo dõi sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt. Nếu CPI tăng thì có thể mức giá trung bình đã tăng.

Những thay đổi trong giá cả của hàng hoá, dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp và các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát hơn cho nền kinh tế. Từ đó, họ có thể đưa ra những kế hoạch chiến lược phù hợp.

Căn cứ và chỉ số CPI mà các mức về chi phí sinh hoạt và an sinh xã hội được điều chỉnh phù hợp theo từng thời kỳ. Một vài doanh nghiệp cũng dựa vào chỉ số này để đưa ra mức lương hợp lý, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho nhân viên.

Những mặt hạn chế của chỉ số CPI

CPI không phản ánh được độ lệch thay thế

Theo công thức tính thì CPI sử dụng giỏ hàng hoá cố định. Vì vậy nếu có trường hợp một số mặt hàng tăng giá dẫn đến CPI sẽ tăng lên. Nhưng về phía người tiêu dùng, họ có thể sử dụng sản phẩm thay thế. Điều này sẽ làm chỉ số tăng hơn so với thực tế.

Bên cạnh đó thì chỉ số CPI cũng không phản ánh hết các nhóm dân cư. Mức độ tiêu dùng ở các vùng miền núi thường ít hơn so với các thành phố lớn. Hàng hoá ở các thành phố cũng thường đắt hơn so với các vùng khác.

CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới

Tương tự như mặt hạn chế trên, vì CPI sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên nó không biết tới sự xuất hiện của những hàng hoá mới. Nếu trong trường hợp một đồng tiền có thể mua được đa dạng hàng hoá hơn thì chỉ số CPI không phản ánh sức mua của đồng tiền. Vì vậy chỉ số CPI sẽ cao hơn thực tế.

CPI không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá 

Trên thị trường có nhiều loại sản phẩm tăng giá và đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên chỉ số CPI sẽ không thể phản ánh điều này mà chỉ phụ thuộc vào sự gia tăng của giá trị. Như vậy chỉ số CPI sẽ lại cao hơn thực tế

Chỉ số CPI tại Việt Nam

Vào năm 2022 chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam tăng 3.15% so với năm 2021. Trước bối cảnh kinh tế khó khăn sau đại dịch Covid-19, thì chỉ số CPI trên đã là một kết quả tốt cho nền kinh tế Việt Nam.

Chỉ số CPI ở Việt Nam qua các năm

Chỉ số CPI ở Việt Nam qua các năm

Năm 2022, lạm phát kinh tế ở thế giới tăng cao đặc biệt là ở các khu vực châu Âu và Hoa Kỳ. Cụ thể, tháng 11/2022 lạm phát ở Châu Âu tăng 11.1% còn ở Hoa Kỳ chỉ số này là 7.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại châu Á, tháng 11/2022 lạm phát của Thái Lan tăng 5.6%, Nhật Bản tăng 3.8%.

Sau đại dịch Covid-19, thế giới đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bất ổn định về kinh tế dẫn đến bất ổn định về chính trị. Khiến nhiều quốc gia đã phải đối mặt với những nguy cơ vô cùng lớn. Bên cạnh đó, nhiều cuộc khủng hoảng về năng lượng, giá dầu và hoàng hoá thế giới tăng cao.

Việt Nam thuộc nhóm những nước có lạm phát thấp. Tháng 12/ 2022 chỉ số CPI tăng 4.55% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế trong nước dần được phục hồi. Mức giá về hàng hoá, dịch vụ thiết yếu tăng nhưng nhìn chung vẫn cơ bản được kiểm soát.

Năm 2022, giá xăng dầu của Việt Nam được điều chỉnh 34 lần. Bình quân giá xăng dầu tăng 28%. Bên cạnh đó giá gạo tăng 1.22%. Giá các mặt hàng thực phẩm cũng tăng 1.62% so với năm ngoái.

Việt Nam đã sử dụng một số biện pháp hữu hiệu nhằm giảm áp lực lạm phát như giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% với một số hàng hoá, dịch vụ. Giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay. Và giảm 37 mức thu của các khoản phí, lệ phí. Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu và hỗ trợ thêm tiền thuê nhà đối với người lao động,...

Mong rằng sau bài đọc trên các bạn đã hiểu rõ hơn về chỉ số CPI là gì. Nếu có thêm  câu hỏi hoặc tư vấn chuyên sâu về vấn đề này, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua website nhé.

Có thể bạn quan tâm

X