hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 16/09/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Dân quân tự vệ là gì? Tiêu chuẩn đi dân quân tự vệ ra sao?

Là một trong những lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, tuy nhiên để hiểu rõ về lực lượng dân quân tự về thì không phải ai cũng nắm được.

Mục lục bài viết
  • 1. Dân quân tự vệ là gì?
  • 2. Dân quân tự vệ có vai trò gì?
  • 3. Dân quân tự vệ là làm gì?
  • 4.Tiêu chuẩn đi dân quân tự vệ là gì?
  • 5. Có bắt buộc tham gia dân quân tự vệ không?

1. Dân quân tự vệ là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì:

Lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.

Điều 6 Luật Dân quân tự vệ cũng quy định rõ về thành phần của dân quân tự vệ, gồm:

- Dân quân tự vệ tại chỗ: Lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu và ở cơ quan, tổ chức.

- Dân quân tự vệ cơ động: Lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Dân quân thường trực: Lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.

- Dân quân tự vệ biển: Lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.

Về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ (theo khoản 2 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ)

- 4 năm đối với Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm;

- 2 năm đối với dân quân thường trực

Tùy thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm. Với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định.

dan quan tu ve la gi
Dân quân tự vệ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. (Ảnh minh họa)

2. Dân quân tự vệ có vai trò gì?

Về vai trò của dân quân tự vệ, Điều 5 Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2019 quy định như sau:

Đây là lực lượng sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

Dân quân tự vệ còn có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam. Đồng thời họ còn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra lực lượng này còn thực hiện nhiệm vụ các nhiệm vụ:

 - Huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

- Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng

- Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

Và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Dân quân tự vệ là làm gì?

Theo Điều 29, Điều 30, Điều 31 Luật Dân quân tự vệ thì hoạt động của dân quân tự vệ bao gồm:

dan quan tu ve la gi

Hoạt động sẵn sàng chiến đấu, cụ thể:

- Duy trì và thực hiện chế độ hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Dân quân tự vệ.

- Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch về Dân quân tự vệ.

- Làm nòng cốt xây dựng thôn, xã, phường, thị trấn chiến đấu; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, khu vực phòng thủ, nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân ở địa phương.

- Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng và hoạt động khác.

Hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu

- Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Bảo vệ việc phòng tránh, sơ tán của cơ quan, tổ chức, Nhân dân và mục tiêu được giao.

- Đánh địch bảo vệ thôn, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức trong khu vực phòng thủ.

- Phục vụ chiến đấu trong khu vực phòng thủ.

- Tham gia đấu tranh chính trị; xây dựng, củng cố thôn, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức bám trụ chiến đấu.

Bên cạnh đó, dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng chức năng trong các hoạt động:

- Bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam;

- Bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; thực hiện chính sách xã hội;

- Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và hoạt động phòng thủ dân sự khác.

4.Tiêu chuẩn đi dân quân tự vệ là gì?

Điều kiện và tiêu chuẩn tuyển chọn vào dân quân tự vệ được quy định tại Điều 10 Luật dân quân tự vệ. Công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào Dân quân tự vệ:

- Độ tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ (theo Điều 8 Luật Dân quân tự vệ)

+ Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi

+ Công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi 

Nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

- Công dân có lý lịch rõ ràng

- Chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ

Việc tuyển chọn vào Dân quân tự vệ được bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật.

5. Có bắt buộc tham gia dân quân tự vệ không?tự vệcó bắt buộc không?

Việc tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ có bắt buộc không là thắc mắc của nhiều người.

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về  độ tuổi tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ:

“Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ”.

Như vậy, có thể thấy công dân nam trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 có nghĩa vụ phải tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ. Nếu không có tên trong danh sách bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ nhưng nếu công dân có nguyện vọng, có thể tự nguyện đăng ký tham gia. Đối với trường hợp tự nguyện, độ tuổi tham gia của công dân được kéo dài thêm 05 năm đối với cả nam và nữ.

Các đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ gồm:

- Người khuyết tật

- Người mắc bệnh hiểm nghèo

- Người bị bệnh tâm thần theo quy định của pháp luật

dan quan tu ve la gi

6. Cách xin đi dân quân tự vệ thế nào?

Hằng năm, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, cơ quan, tổ chức tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trực tiếp tuyển chọn.

Theo Điều 9 Luật Dân quân tự vệ thì tháng 4 hằng năm, căn cứ kết quả đăng ký nghĩa vụ quân sự, Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; tổ chức đăng ký bổ sung cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ khi thay đổi nơi cư trú đến đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Trường hợp thay đổi nơi làm việc thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần theo quy định của pháp luật được miễn đăng ký nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Theo đó, hàng năm vào tháng 4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức đăng ký lần đầu cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Trường hợp chưa đủ tuổi mà muốn tham gia dân quân tự vệ có thể đợi đến khi đủ 18 tuổi và cơ quan có thẩm quyền tổ chức đợt đăng ký thì thực hiện việc đăng ký tham gia dân quân tự vệ.

Trên đây là giải đáp thông tin giải đáp dân quân tự vệ là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X