hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 28/07/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Dân tộc là gì? Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Dân tộc được hình thành trong thời gian lâu dài, trải qua nhiều thử thách của lịch sử. Vấn đề về dân tộc luôn là vấn đề quan trọng của mọi quốc gia. Chiến lược phát triển tinh thần dân tộc của quốc gia được chú trọng để phát triển nền kinh tế – xã hội trong nước. Vậy dân tộc là gì?

Mục lục bài viết
  • 1. Dân tộc là gì?
  • 1.1. Định nghĩa dân tộc là gì?
  • 1.2. Một số khái niệm liên quan đến dân tộc
  • 2. Dân tộc là gì trong triết học?
  • 3. Quốc gia dân tộc là gì?

1. Dân tộc là gì?

1.1. Định nghĩa dân tộc là gì?

Theo Từ điển luật học xuất bản năm 2010 thì dân tộc là hình thái đặc thù của tập hợp một đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển tự nhiên và xã hội mang tính bền vững, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản:

- Ngôn ngữ

- Văn hoá

- Ý thức tự giác về cộng đồng

Hình thức lẫn trình độ phát triển của tập hợp người gọi là dân tộc phụ thuộc vào thể chế xã hội tương ứng với phương thức sản xuất.

Nếu như trong xã hội nguyên thủy hình thái của tộc người là bộ lạc, trong xã hội nô lệ - phong kiến hình thái tộc người là bộ tộc thì dân tộc được xem là hình thái phát triển cao nhất của tộc người. Dân tộc xuất hiện trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Nếu như ở bộ tộc, mối quan hệ cộng đồng còn lỏng lẻo thì ở dân tộc, các mối quan hệ cộng đồng thống nhất hơn, ổn định và bền vững hơn nhiều.

Đặc trưng của dân tộc là một cộng đồng bền vững và có sự chặt chẽ về lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa, ý thức tự giác. Bên cạnh đó dân tộc còn có lãnh thổ ổn định, nền kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường quốc gia hình thành thống nhất.

Thường thì cộng đồng dân tộc được hình thành từ một bộ tộc phát triển hoặc là kết quả của sự thống nhất từ 02 hay nhiều bộ tộc có các đặc điểm chung về lịch sử - văn hóa.

Khái niệm dân tộc đến nay vẫn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên có hai nghĩa được hiểu phổ biến đó là:

- Dân tộc chỉ một là một bộ phận của quốc gia – quốc gia nhiều dân tộc và là cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và văn hóa đặc thù.

- Dân tộc là dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó - quốc gia dân tộc, là cộng đồng người hợp thành nhân dân của một nước, có lãnh thổ và nền kinh tế thống nhất, có quốc ngữ chung và có sự gắn bó với nhau bởi lợi ích kinh tế, chính trị, truyền thống, văn hóa và truyền thống đấu tranh.

dan toc la gi

1.2. Một số khái niệm liên quan đến dân tộc

Một số khái niệm liên quan đến dân tộc được quy định tại Nghị định 05/2011 của Chính phủ như sau:

- Công tác dân tộc: bao gồm các hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Dân tộc đa số: là dân tộc mà theo điều tra dân số quốc gia có số dân chiếm trên 50% trong tổng dân số của cả nước.

- Dân tộc thiểu số: là dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ đất nước

- Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt: là dân tộc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo ba tiêu chí:

+ Tỷ lệ hộ nghèo trong thôn, bản chiếm trên 50% so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước

+ Các chỉ số phát triển về giáo dục đào tạo, sức khoẻ cộng đồng, chất lượng dân số đạt dưới 30% so với mức trung bình của cả nước

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chất lượng thấp, mới đáp ứng mức tối thiểu phục vụ đời sống dân cư.

- Dân tộc thiểu số rất ít người: là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.

2. Dân tộc là gì trong triết học?

Dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin là chỉ một cộng đồng người:

- Có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững

- Có sinh hoạt kinh tế chung

- Có ngôn ngữ riêng

- Có nét văn hóa đặc thù

Hay cũng có thể hiểu dân tộc là cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử trên cơ sở:

- Một lãnh thổ thống nhất

- Một ngôn ngữ thống nhất

- Một nền kinh tế thống nhất

- Một nền văn hóa và tâm lý

- Tính cách thống nhất

- Một nhà nước và pháp luật thống nhất.

Theo quan điểm triết học dân tộc có 05 đặc trưng sau:

- Cộng đồng người ổn định trên lãnh thổ thống nhất

Mỗi dân tộc đều có một phạm lãnh thổ riêng thống nhất. Lãnh thổ thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia dân tộc. Nếu không có lãnh thổ sẽ không có khái niệm Tổ quốc, quốc gia.

- Cộng đồng người thống nhất về ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính là công cụ giao tiếp, là phương tiện kết nối mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc. Các thành viên của một dân tộc có thể dùng nhiều ngôn ngữ để giao tiếp, các dân tộc khác nhau cũng có các loại ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, đều có một ngôn ngữ chung, thống nhất.

- Cộng đồng thống nhất về kinh tế

Mối liên hệ thị trường làm tăng tính thống nhất, tính ổn định, bền vững của cộng đồng dân tộc sống trên một lãnh thổ rộng lớn.

- Cộng đồng bền vững về văn hóa, tâm lý và tính cách

Văn hóa chính là yếu tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng, được ví như “căn cước” của mỗi cộng đồng dân tộc. Đặc trưng của văn hóa dân tộc chính là tính thống nhất trong sự đa dạng.

Tâm lý, tính cách của dân tộc biểu hiện qua sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần, qua phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đời sống văn hóa của dân tộc đó.

- Cộng đồng người có nhà nước và pháp luật thống nhất

Dân tộc nào cũng có nhà nước và pháp luật thống nhất. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của dân tộc.

3. Quốc gia dân tộc là gì?

Nội dung chúng tôi nêu trên đã phần nào giúp các bạn hiểu được dân tộc là gì? Vậy còn quốc gia dân tộc được hiểu như thế nào? Theo thông tin từ Từ điển Bách khoa mở toàn thư Wikipedia thì quốc gia dân tộc là quốc gia tồn tại để đại diện chủ quyền cho một dân tộc.

dan toc la gi

Công dân trong một quốc gia dân tộc phải có chung ngôn ngữ, văn hóa và nhiều giá trị khác. Tuy nhiên, do biến động của lịch sử, điều này khó xảy ra. Trong quốc gia dân tộc, mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết và quyền tự trị, hai điều đó chính hạt nhân cơ bản của hệ tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc.

Trong tiếng Anh, thuật ngữ "state" vừa có nghĩa là một quốc gia, vừa có nghĩa là một tiểu bang của Hoa Kỳ nên "quốc gia dân tộc" - nation-state được dùng để chỉ bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào dù đường biên giới của quốc gia đó có trùng khớp với đường biên giới về dân tộc và văn hóa hay không. Việc gọi tên này là để phân biệt 01 quốc gia độc lập có chủ quyền với 01 thực thể là thành viên của một quốc gia liên bang.

Các quốc gia dân tộc điển hình trên thế giới:

- Ai-len: nền văn hóa và ngôn ngữ tại đây này mang tính chất riêng biệt dù những người dân sống ở Ai-len có nguồn gốc từ vùng Scandinavia,. Ở đây không có các vùng giao thoa về ngôn ngữ hay văn hóa/dân tộc vì quá cách xa các châu lục khác.

- Hàn Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên: Ở Hàn Quốc có vài nhóm nhỏ người Hoa kiều, nhưng tại Triều Tiên gần như không tồn tại nhóm dân tộc thiểu số nào.

- Nhật Bản: được xem là quốc gia dân tộc lớn nhất thế giới. Tuy nhiên trong lãnh thổ Nhật vẫn tồn tại vài nhóm dân tộc thiểu số nhứ người Hán, người Triều Tiên...

4. Ngôn ngữ dân tộc là gì?

Cùng với sự phát triển của dân tộc và Nhà nước đã tạo được sự thống nhất về kinh tế - chính trị của xã hội, tăng cường và mở rộng những mối liên hệ khác nhau giữa con người với con người trong quá trình lao động, trao đổi kinh tế… đòi hỏi phải có ngôn ngữ chung cho toàn xã hội. Từ đó, ngôn ngữ dân tộc ra đời.

Ngôn ngữ dân tộc được xem là phương tiện giao tiếp chung của toàn dân tộc.

Cũng theo từ điển tiếng Việt thì ngôn ngữ dân tộc là phương tiện giao tiếp chính được toàn dân tộc sử dụng trong mọi tình huống giao tiếp. Ngôn ngữ dân tộc chính là sự tiếp nối của ngôn ngữ toàn dân trong thời kì hình thành và khẳng định dân tộc.

Sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc sẽ nảy sinh và định hình ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ văn học của một quốc gia.

Sự hình thành dân tộc, ngôn ngữ dân tộc mỗi nơi, mỗi thời kì là khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử.

Mác và Ăng-ghen cho rằng có 3 con đường hình thành nên ngôn ngữ dân tộc:

- Từ chất liệu vốn có

- Do sự pha trộn nhiều dân tộc

- Do sự tập trung của các tiếng địa phương

Ngôn ngữ dân tộc hình thành trong thời kì có giai cấp, nên chưa đủ điều kiện thống nhất hoàn toàn.

Bên cạnh ngôn ngữ chung của toàn dân vẫn tồn tại những biến thể địa phương và xã hội. Tiếng địa phương được sử dụng trước đây đã dần phát triển nhiều hiện tượng ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp chung cho toàn dân tộc nhờ quá trình tăng cường và mở rộng giao lưu văn hoá và trao đổi kinh tế. Tuy nhiên, ngôn ngữ địa phương vẫn có nhiều sự khác biệt giữa nhiều vùng.

Sự khác biệt giữa các phương ngữ trong ngôn ngữ dân tộc thể hiện chủ yếu ở ngữ âm, sau đó đến từ vựng, ít có sự khác nhau về ngữ pháp.

Vì trước kia, khi xã hội chia ra các giai cấp, mỗi giai cấp có quyền lợi, tập quán,… riêng nên khi vận dụng ngôn ngữ dân tộc chung, mỗi giai cấp có thể tạo ra các biến thể ngôn ngữ riêng cho giai cấp mình.

5. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Dân tộc, Việt Nam có 54 dân tộc anh em cũng sinh sống trên lãnh thổ đất nước. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% dân số cả nước, 15% còn lại là 53 dân tộc khác. Mặc dù chỉ chiếm tỉ lệ thấp nhưng đồng bào dân tộc thiểu số cũng đóng vai trò rất quan trọng về an ninh – quốc phòng, kinh tế, chính trị đặc biệt ở khu vực vùng biên giới, hải đảo.

Người Kinh cư trú trải dài khắp mọi miền của đất nước, chủ yếu ở khu vực đồng bằng, đô thị, hải đảo. Đồng bào dân tộc thiểu sống chủ yếu tại vùng núi, trung du…

Danh sách 54 dân tộc ở nước ta:

1

Dân tộc Chăm

19

Dân tộc Gié-Triêng

37

Dân tộc PÀ THẺN

2

Dân tộc Ba Na

20

Dân tộc Kháng

38

Dân tộc RƠ MĂM

3

Dân tộc Co

21

Dân tộc Lự

39

Dân tộc TÀ ÔI

4

Dân tộc Cống

22

Dân tộc Mông (Mèo)

40

Dân tộc Kinh (Việt)

5

Dân tộc Giáy

23

Dân tộc Ơ Đu

41

Dân tộc BRU-V N KIỀU

6

Dân tộc HRÊ

24

Dân tộc RAGLAI

42

Dân tộc Chứt

7

Dân tộc La Chí

25

Dân tộc Si La

43

Dân tộc Cơ Tu

8

Dân tộc Lô Lô

26

Dân tộc Thổ

44

Dân tộc Gia Rai

9

Dân tộc Mnông

27

Dân tộc Xtiêng

45

Dân tộc Hoa

10

Dân tộc Nùng

28

Dân tộc Brâu

46

Dân tộc Khơ Mú

11

Dân tộc Pu Péo

29

Dân tộc Chu-RU

47

Dân tộc Lào

12

Dân tộc Sán Dìu

30

Dân tộc Cờ Lao

48

Dân tộc Mảng

13

Dân tộc Thái

31

Dân tộc Ê-Đê

49

Dân tộc NGÁI

14

Dân tộc Xơ Đăng

32

Dân tộc Hà Nhì

50

Dân tộc PHÙ LÁ

15

Dân tộc Bố Y

33

Dân tộc Khmer

51

Dân tộc Sán Chay

16

Dân tộc Chơ Ro

34

Dân tộc La Hủ

52

Dân tộc Tày

17

Dân tộc Cơ Ho

35

Dân tộc Mạ

53

Dân tộc Xinh Mun

18

Dân tộc Dao

36

Dân tộc Mường

54

Dân tộc La Ha

dan toc la gi

Những đặc điểm chung cơ bản của các dân tộc Việt Nam như sau:

- Đều có tính đoàn kết dân tộc, thống nhất, dân chủ và bình đẳng – đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung.

- Các dân tộc chung sống trên cùng một lãnh thổ và chung sứ mệnh lịch sử, truyền thống dân tộc. Nền kinh tế xuất phát từ nông nghiệp trồng lúa nước nên các dân tộc ở Việt Nam đã xây dựng được tính đoàn kết, quan tâm giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau.

- Các dân tộc không có quy định về lãnh thổ hay nền kinh tế riêng và tỉ lệ chung sống xen kẽ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên do vị trí địa lý, điều kiện kinh tế nên giữa các dân tộc anh em có sự chênh lệch, khác biệt về trình độ văn hóa, kinh tế.

- Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn riêng. Bản sắc của các dân tộc phát triển góp phần làm phong phú nền văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Đặc trưng của sắc thái văn hóa dân tộc gồm ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật, y phục, phong tục tập quán,.... Nhiều dân tộc có chữ viết riêng như dân tộc Thái, dân tộc Chăm, dân tộc Mông,...Một số dân tộc thiểu số gắn với một số tôn giáo truyền thống như: đạo Phật, đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa…Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng bản sắc văn hóa riêng, đồng thời tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi dân tộc.

Bên cạnh những mặt tích cực cũng có lúc cũng xảy ra hiện tượng tiêu cực ở một số nơi trong quan hệ dân tộc. Đó là khi các thế lực thù địch cố dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ dân tộc, đồng thời can thiệp vào nội bộ nước ta.

Vì vậy, các dân tộc Việt Nam cần phải phát huy truyền thống đoàn kết, xóa bỏ mọi thành kiến, phân biệt dân tộc, kiên quyết đập tan âm mưu chia rẽ dân tộc, đó cũng là nhiệm vụ trọng yếu của dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

6. Hành vi bị nghiêm cấm trong công tác dân tộc ở Việt Nam

Điều 7 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác dân tộc như sau:

- Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc.

- Lợi dụng các vấn đề về dân tộc để tuyên truyền xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Lợi dụng việc thực hiện chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Các hành vi khác trái với quy định của Chính phủ.

Hieuluat vừa thông tin về để giải đáp cho dân tộc là gì? Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ với tổng đài  19006192 của chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng thế nào?

Có thể bạn quan tâm

X