hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 16/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đáo hạn phái sinh là gì? Cách tính giá đáo hạn phái sinh

Đáo hạn phái sinh là một khái niệm rất phổ biến đối với các nhà đầu tư tài chính đặc biệt là trong thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh. Vậy đáo hạn phái sinh là gì? và cách tính giá đáo hạn phái sinh như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết
  • Đáo hạn phái sinh là gì?
  • Yếu tố ảnh hưởng của đáo hạn phái sinh lên thị trường
  • Giá cả thị trường
  • Khối lượng giao dịch 
  • Cách sử dụng những chiến lược đầu tư của các nhà giao dịch

Đáo hạn phái sinh là gì? Cách tính như thế nào?

Đáo hạn phái sinh là gì? Cách tính như thế nào?

Đáo hạn phái sinh (Expiration date) hay ngày đáo hạn phái sinh là khái niệm chỉ thời điểm cuối cùng mà các giao dịch trong hợp đồng sản phẩm phái sinh chưa được giải ngân sẽ được đóng lại và giải ngân toàn bộ theo giá thị trường lúc hiện hành để chốt lời/cắt lỗ.

Ví dụ: Bạn A là nhà đầu tư, đã mua một hợp đồng tương lai trị giá 1000 USD/ounce vào ngày 27/9 với kỳ vọng giá vàng trong tương lai sẽ tăng và bạn có thể kiếm lợi nhuận từ việc bán hợp đồng. Ngày đáo hạn của tháng này là vào cuối tháng.

Tới ngày đáo hạn 30/9 giá vàng đã tăng đến ngưỡng 1500 USD/ounce và A quyết định giải ngân để chốt lời. 


Yếu tố ảnh hưởng của đáo hạn phái sinh lên thị trường

Đáo hạn phái sinh là một trong những sự kiện quan trọng đối với các nhà đầu tư và những tác động lớn lên thị trường. Những tác động đó là:

Giá cả thị trường

Quyết định mua hay bán của nhà đầu tư chịu ảnh hưởng của giá cả thị trường. Nếu đến sát ngày đáo hạn, giá cả thị trường tăng lên thì giá trị hợp đồng sản phẩm phái sinh cũng tăng, từ đó, các nhà đầu tư thường quyết định giữ lại hợp đồng. Ngược lại, nếu đến trước ngày đáo hạn mà giá thị trường giảm thì các nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán hợp đồng trước khi đến ngày đáo hạn để hạn chế rủi ro.

Khối lượng giao dịch 

Khối lượng giao dịch càng lớn, rủi ro đầu tư càng lớn
Khối lượng giao dịch càng lớn, rủi ro đầu tư càng lớn

Khối lượng giao dịch sẽ tăng trước ngày đáo hạn giá cả thị trường tăng vì khi giá thị trường cao hơn các nhà đầu tư sẽ muốn mua thêm hợp đồng phái sinh để tăng cơ hội có thêm nhiều lợi nhuận tiềm năng và ngược lại.

Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch còn ảnh hưởng tới giá cả và xu hướng của thị trường. Khi giao dịch càng nhiều khiến tính thanh khoản cao, giá cả sẽ có biến động mạnh ảnh hưởng tới các quyết định của nhà đầu tư. Tuy nhiên nếu khối lượng giao dịch đáo hạn phái sinh giảm đột ngột, tính thanh khoản thấp có thể gây ra nhiều trục trặc trong quá trình giao dịch và ra quyết định của các nhà đầu tư.

Cách sử dụng những chiến lược đầu tư của các nhà giao dịch

Các nhà đầu tư phải nắm bắt được các yếu tố thị trường để ra quyết định đầu tư
Các nhà đầu tư phải nắm bắt được các yếu tố thị trường để ra quyết định đầu tư

Mỗi nhà giao dịch sẽ có các chiến lược đầu tư kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Khi trong cùng một chiến lược được nhiều nhà đầu tư lựa chọn, nó sẽ dẫn đến tình trạng tăng trưởng lượng cung cầu trên thị trường phái sinh.

Các nhà giao dịch khi thực hiện đầu tư cũng chịu ảnh hưởng tâm lý từ các nhà giao dịch khác. Nếu một chiến lược đầu tư nhất định nào đó có sức ảnh hưởng tới thị trường, họ có thể học và thực hiện các giao dịch tương tự, gây ra tình trạng tăng đột ngột sức mua bán trên thị trường và ảnh hưởng đến cung cầu.


Cách tính giá đáo hạn phái sinh chuẩn xác nhất

Từ ngày 16/6/2022 Sở giao dịch Chứng khoán đã đưa ra điều chỉnh cho cách tính giá thanh toán đáo hạn cuối cùng cho các hợp đồng tương lai có chỉ số VN30. Theo đó cách tính chuẩn xác nhất như sau:

Giá thanh toán cuối cùng là giá trung bình số học giản đơn của chỉ số VN30 trong 30 phút cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng (Bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa). Tuy nhiên, cần loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục khi tính giá trị.

Khi tính đáo hạn phái sinh yếu tố thời gian rất quan trọng
Khi tính đáo hạn phái sinh yếu tố thời gian rất quan trọng

Ví dụ: Giả sử, đối với hợp đồng phái sinh VN30F2103 có ngày đáo hạn là ngày 26/2. 

  • Trong 15 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN30 có giá trị lần lượt là: 1.195, 1.197, 1.199, 1.202, 1.205, 1.208, 1.210, 1.212, 1.215, 1.220, 1.225, 1.230, 1.235, 1.240, 1.245. Loại bỏ 3 giá trị cao nhất và 3 giá trị thấp nhất, ta tính giá trị trung bình như sau:

(1.202 + 1.205 + 1.208 + 1.210 + 1.212 + 1.215 + 1.220 + 1.225 + 1.230) / 9 = 1.2143

  • Trong 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa, chỉ số VN30 có giá trị lần lượt là: 1.225, 1.230, 1.235, 1.238, 1.240, 1.245, 1.250, 1.252, 1.255, 1.260, 1.265, 1.270, 1.275, 1.280, 1.285. Loại bỏ 3 giá trị cao nhất và 3 giá trị thấp nhất, ta tính giá trị trung bình như sau:

(1.238 + 1.240 + 1.245 + 1.250 + 1.252 + 1.255 + 1.260 + 1.265 + 1.270) / 9 = 1.2533

  • Tính giá trị trung bình số học đơn giản của hai giá trị tính được ở trên ta có:

(12143 + 1.2533) / 2 = 1.205 

Vậy giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng phái sinh VN30F1M sẽ là 1.205 điểm.

Sau khi có giá thanh toán cuối cùng của VN30F1M là 1.205 điểm, ta cần nhân nó với hệ số nhân của hợp đồng. VN30F1M có hệ số nhân là 100.000 đồng, nên ra có giá trị hợp đồng là:

Giá trị hợp đồng = Giá thanh toán cuối cùng x hệ số nhân của hợp đồng

= 1.205 x 100.000 = 120.500.000 đồng


Giải đáp một số thắc mắc khác về đáo hạn phái sinh

Để biết rõ hơn đáo hạn phái sinh là gì? Ta cùng tìm hiểu thêm các vấn đề xoay quanh như sau:

Ngày đáo hạn phái sinh là ngày nào?

  • Thông thường theo quy định, ngày đáo hạn phái sinh định kỳ ở Việt Nam sẽ vào ngày thứ năm trong tuần thứ 3 của mỗi tháng. 

  • Thời điểm đáo hạn của các hợp đồng sản phẩm phái sinh sẽ có 3 tháng: tháng hiện tại, tháng kế tiếp, tháng cuối cùng 2 quý gần nhất. 

Ví dụ: Nếu hiện tại là tháng 3 năm 2023, các tháng đáo hạn sẽ là tháng 3, tháng 4 và tháng 6.

Tại sao đáo hạn phái sinh của thị trường lại giảm?

Việc đáo hạn phái sinh của thị trường bị giảm có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Biến động và tâm lý thị trường: Các nhà đầu tư luôn mong muốn giá của các hợp đồng phái sinh sẽ tăng để chốt lời khi ngày đáo hạn tới. Thế nhưng, khi tới gần ngày đáo hạn các hợp đồng sẽ được rao bán nhiều hơn nhưng giá sẽ bị đẩy xuống, dẫn tới việc lượng mua giảm vì tâm lý các nhà đầu tư thường ít mua vào khi đáo hạn tránh gặp rủi ro khi thị trường biến động.

  • Quản lý rủi ro khi tới gần ngày đáo hạn: Để tránh gặp phải nhiều rủi ro khi đáo hạn, các nhà đầu tư sẽ giảm các hợp đồng sản phẩm phái sinh không tiềm năng của mình. Từ đó khiến cho đáo hạn phái sinh của thị trường bị giảm.

  • Tình hình kinh tế và chính sách của chính phủ: Khi kinh tế đang trong tình trạng suy thoái, lạm phát nhà nước sẽ thường có động thái hạn chế tín dụng hoặc kiểm soát lạm phát. Vì lẽ đó, các đầu tư sẽ giảm, điểm chỉ số thị trường giảm gây ra các đầu tư cho hợp đồng phái sinh giảm mạnh.

Kết luận

Trên đây là Đáo hạn phái sinh là gì? Cách tính giá đáo hạn phái sinh như thế nào? Mong rằng bài viết có thể cung cấp cho bạn thêm thông tin về một số khía cạnh của đáo hạn phái sinh. Chúc bạn có thể nắm bắt và giành được những cơ hội đầu tư cho các sản phẩm phái sinh triển vọng.

Có thể bạn quan tâm

X