hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 03/02/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đầu tư là gì? Các hình thức đầu tư được pháp luật công nhận

Đầu tư đang là một phương thức sinh lời vừa giúp nhiều người có được những khối tài sản kếch xù vừa mang đến nhiều giá trị có lợi cho toàn xã hội. Dù ở Việt Nam hay bất kỳ nước nào trên thế giới, hình thức đầu tư luôn được khuyến khích và được pháp luật công nhận. Trong nội dung bài viết này, Hieuluat sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin về đầu tư là gì và các hình thức đầu tư được pháp luật công nhận.

Mục lục bài viết
  • Đầu tư là gì?
  • Định nghĩa tổng quát
  • Định nghĩa theo pháp luật
  • Những hình thức đầu tư theo đúng quy định pháp luật
  • Thành lập tổ chức kinh tế

Đầu tư là gì?

Để hiểu rõ đầu tư là gì, bạn cần tìm hiểu về khái niệm này theo nhiều phương diện khác nhau từ định tổng quát đến định nghĩa theo pháp luật:

Định nghĩa tổng quát

Đầu từ là một hoạt động sử dụng các nguồn lực (tiền, vật chất, trí tuệ, lao động,…) để mang đến những giá trị kinh tế tốt hơn trong tương lai. Tùy theo từng mục đích cụ thể, các hoạt động đầu có thể mang tính chất thương mại hoặc phi thương mại.

Đầu tư là hình thức kinh doanh bỏ nguồn lực để thu về giá trị kinh tế

Đầu tư là hình thức kinh doanh bỏ nguồn lực để thu về giá trị kinh tế

Định nghĩa theo pháp luật

Trong khoản 8 điều 3 Luật Đầu tư năm 2020, hình thức đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua các hình thức cụ thể như: thành lập tổ chức kinh tế; góp vốn, mua cổ phần; đầu tư hợp đồng, dự án,…

Theo luật pháp, mỗi hình thức đầu tư sẽ được mô tả khác nhau. ở mỗi phương thức đầu tư, những định nghĩa sẽ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của chúng. Để rõ hơn về các khái niệm, đặc điểm của các hình thức đầu tư là gì, mời bạn đọc theo dõi tiếp phần nội dung bên dưới nhé!


Những hình thức đầu tư theo đúng quy định pháp luật

Trong pháp luật của Việt Nam, 4 hình thức đầu tư được công nhận có bao gồm: thành lập tổ chức kinh tế; góp vốn, mua cổ phần của tổ chức kinh tế; thực hiện dự án đầu tư; đầu tư hợp đồng BCC:

Thành lập tổ chức kinh tế

Đây là một hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn để cùng thành lập tổ chức kinh tế: doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc tổ chức khác. Tổ chức kinh tế này sẽ thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Xây dựng doanh nghiệp là hình thức đầu tư

Theo hình thức này, các nhà đầu tư trực tiếp tham gia hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế phức tạp với nhiều thủ tục, quy định của pháp luật.

Những nguyên tắc, điều kiện để các nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại Điều 22 của Luật Đầu tư năm 2020 cụ thể là:

  • Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức theo quy định pháp luật doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với tổ chức kinh tế được thành lập.

  • Nhà đầu từ nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng đủ điều kiện tiếp cận thị trường ở Điều 9 của Luật Đầu tư 2020. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế

Các nguyên tắc về điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 24 Luật Đầu tư 2020 quy định. Cụ thể là:

  • Nhà đầu tư đều có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế.

  • Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Điều kiện tiếp cận thị trường tại Điều 9 Luật Đầu tư 2014.

  • Đảm bảo những quy định về quốc phòng, an ninh theo quy định pháp luật.

  • Đảm bảo đúng quy định về sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất…

 
 
Mua cổ phần là hình thức đầu tư được pháp luật công nhận

Mua cổ phần là hình thức đầu tư được pháp luật công nhận

Tại điều 25 của Luật Đầu tư 2020, hình thức góp vốn, mua cổ phần cũng được điểm quy định cụ thể như sau:

  • Nhà đầu tư thực hiện góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau: mua cổ phần phát hình lần đầu hoặc mua cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần; góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh; góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.

  • Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần góp vốn của các tổ chức kinh tế theo hình thức sau: mua cổ phần từ công ty hoặc cổ đồng; mua phần góp vốn của thành viên góp vốn; mua phần góp vốn của thành viên trong tổ chức kinh tế.

Thực hiện dự án đầu tư

Theo Luật Đầu tư 2020, dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn dài hạn hoặc trung hạn để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở khu vực cụ thể  trong thời gian xác định. Theo đó, 3 loại dự án đầu tư được pháp luật công nhận có:

  • Dự án đầu tư mở rộng: Là mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ,.., của dự án đang hoạt động.

  • Dự án đầu tư mới: Là thực hiện dự án mới từ đầu hoặc dự án độc lập với dự án đang hoạt động.

  • Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo: Là bắt đầu thực hiện từ ý tưởng sơ khai.

Đầu tư vào dạng hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC là hợp đồng giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận. Tùy theo từng chủ thể của hợp đồng, những quy định pháp luật sẽ có điều chỉnh khác nhau:

  • Hợp đồng BCC giữa các nhà đầu tư trong nước được thực hiện theo pháp luật về dân sự.

  • Hợp đồng BCC giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại điều 38 của Luật Đầu tư 2020.

 
Hợp đồng BCC là hình thức đầu tư hợp tác kinh tế

Hợp đồng BCC là hình thức đầu tư hợp tác kinh tế

4 đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư

Để hiểu rõ đầu tư là gì, các hình thức đầu tư đều sẽ có 4 đặc trưng cơ bản là: có vồn; có thời gian; có lợi nhuận và có rủi ro.

Có vốn đầu tư

Vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư ở đây có thể hiểu là: tiền mặt, nhân lực, tài sản trí tuệ, quyền sử dụng tài sản,...

Cần thời gian

Tất cả hoạt động đầu tư đầu cần có thời gian. Tùy theo hình thức đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, thời gian đầu tư sẽ được chủ thể thỏa thuận.

Có lợi nhuận

Sinh lợi ích kinh tế là mục đích cuối cùng mà các nhà đầu tư hướng đến trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Đây cũng chính là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hoạt động này.

 
 

Sinh lợi nhuận là đặc trưng cơ bản, cần thiết của đầu tư

Có rủi ro

Rủi ro chính là một trong các đặc trưng song hành của hoạt động đầu tư. Rủi ro trong đầu tư xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: do lạm phát, do chính sách kinh tế, do môi trường kinh doanh…

Sự khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư (trong nước hay ngoài nước) đều có thể tự do thực hiện đầu tư với 4 hình thức phổ biến trên. Tuy nhiên để thực hiện đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ theo nhiều quy định và thủ chặt chẽ hơn.

Đầu tư trong nước

Nhà đầu tư trong nước được hiểu là các cá nhân, tổ chức của người Việt; người Việt định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam. Các nhà đầu tư này sử dụng tiền mặt, hiện vật, quyền về tài sản để đầu tư kinh doanh dưới các hình thức được pháp luật công nhận.

Đầu tư nước ngoài

Định nghĩa về nhà đầu tư nước ngoài được quy định cụ thể ở khoản 19 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020. 

 
 

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, tổ chức từ nước ngoài

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, có quốc tịch nước ngoài, tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật nước ngoài có thực hiện hoạt đồng đầu tư kinh tế ở Việt Nam. 

Trên đây, Hieuluat đã cung cấp một vài thông tin về đầu tư là gì và các hình thức đầu tư hợp pháp ở Việt Nam. Nếu có những thắc mắc liên quan đến Luật Đầu tư hay điều kiện để thực hiện đầu tư, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số đường dây nóng để được tư vấn luật, hỗ trợ thủ tục pháp lý nhanh nhất.

Có thể bạn quan tâm

X