Diễn giả là một thuật ngữ khá phổ biến và quen thuộc trong đời sống ngày nay. Vậy diễn giả là gì? Muốn làm diễn giả thì cần điều kiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết.
Diễn giả là gì?
Diễn giả được hiểu là những người có năng lực chuyên môn ở một lĩnh vực nào đó, họ có độ nổi tiếng và tầm ảnh hưởng trong một cộng đồng nhất định.
Những người này thường tổ chức các buổi diễn thuyết, trò chuyện trước công chúng và sử dụng khả năng diễn đạt của mình để truyền tải một thông điệp, tư tưởng nào đó, tạo nên những sự thay đổi về cảm xúc và suy nghĩ trong lòng người nghe.
Những cảm xúc này không được tạo dựng từ những giáo điều sáo rỗng mà xuất phát từ những chiêm nghiệm và trải nghiệm sâu sắc trong cuộc sống của bản thân người diễn giả.
Diễn giả là gì?
Diễn giả học ngành gì?
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có chuyên ngành đào tạo về nghề diễn giả. Nghề diễn giả ở nước ta chỉ có một số công ty, câu lạc bộ liên kết nước ngoài đào tạo các khóa học về kỹ năng mềm và thực hành phát triển kỹ năng.
Ở nước ta hiện nay, nghề diễn giả được coi là nghề khá mới mẻ và có sức hấp dẫn với nhiều bạn trẻ trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Những ai có mong muốn trở thành diễn giả chuyên nghiệp, có thể đăng ký các khóa đào tạo ngắn hạn về các kỹ năng thuyết trình, luyện tập ngôn ngữ hình thể để có thể diễn thuyết một cách hấp dẫn và thu hút nhất.
Điều kiện để trở thành diễn giả
Diễn giả là một nghề tự do, dù không cần phải theo một khuôn khổ nào nhưng về bản chất, một người diễn giả chuyên nghiệp cần đáp ứng các kỹ năng như sau:
Thứ nhất, kỹ năng giao tiếp, kết nối: Đây là kỹ năng quan trọng nhất trong công việc của diễn giả chuyên nghiệp. Người diễn giả phải biết cách thiết lập mối quan hệ và kết nối với khán giả một cách chân thành và tự nhiên. Không chỉ thế, diễn giả cần lắng nghe chân thành đối với câu hỏi, ý kiến và phản hồi của khán giả.
Thứ hai, kỹ năng tự tin: Để tạo được ấn tượng mạnh với khán giả ngay từ những giây đầu tiên, người diễn giả cần phải tự tin và thể hiện sự chắc chắn, rõ ràng khi truyền đạt thông điệp của mình, từ đó thu hút sự chú ý và tạo nên ấn tượng tích cực.
Thứ ba, có kiến thức chuyên môn: Diễn giả cần phải lựa chọn lĩnh vực mà mình có chuyên môn. Nếu có kiến thức chuyên môn sẽ giúp diễn giả có thể cung cấp các giải thích, lý luận và thông tin bổ sung để đáp ứng một cách chi tiết và chính xác.
Thứ tư, kỹ năng tập trung và ghi nhớ: Trong quá trình nghiên cứu nội dung diễn thuyết, diễn giả cần có khả năng tập trung và khả năng ghi nhớ các thông tin quan trọng, để giúp bài diễn thuyết có yếu tố thu hút và thuyết phục.
Thứ năm, kỹ năng ứng biến và giải quyết vấn đề: Là một người diễn giả cần phải có khả năng ứng biến nhanh và giải quyết vấn đề phát sinh. Bởi lẽ, trong quá trình diễn thuyết không loại trừ các tình huống ngoài ý muốn xảy ra. Do đó, người diễn giả phải có tư duy linh hoạt để nhanh chóng thích nghi với các tình huống và yêu cầu thay đổi. Đồng thời, diễn giả cần biết cách đánh giá các tình huống và tìm ra cách tiếp cận mới mẻ và sáng tạo để giải quyết vấn đề.
Điều kiện để trở thành diễn giả
Các diễn giả truyền cảm hứng nổi tiếng
Dưới đây là top 10 diễn giả nổi tiếng của Việt Nam:
1. Lê Thẩm Dương: Diễn giả về cuộc sống, quản trị bản thân
2. Trần Đăng Khoa: Diễn giả về kỹ năng sống
3. Quách Tuấn Khanh: Diễn giả về giáo dục và phát triển con người
4. Vương Hữu Hùng (Francis Hùng): Diễn giả về kinh doanh, kỹ năng làm giàu,...
5. Nguyễn Hữu Trí: Diễn giả về kỹ năng sống
6. Nguyễn Duy Cương: Diễn giả về lĩnh vực khai phá kỹ năng tiềm ẩn của con người
7. Bùi Trọng Giao: Diễn giả về kỹ năng tự học, tự rèn luyện bản thân
8. Trần Thành Nam: Diễn giả nổi tiếng về “Tư duy thịnh vượng”
9. Phan Quốc Việt: Diễn giả về các kỹ năng cá nhân cần thiết
10. Tuệ Nghi: Diễn giả về kỹ năng sống, nghị lực và phát triển bản thân
Trên đây là nội dung tư vấn về Diễn giả là gì.Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số 19006192 để được hỗ trợ