hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 09/08/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Diện tích thông thủy là gì? Cách tính thế nào?

Mặc dù đây là thuật ngữ không còn xa lạ với những người làm thiết kế hoặc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Thế nhưng khách hàng mua nhà, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy diện tích thông thủy là gì?

Thế nào là diện tích thông thủy?

“Thông thủy” là một từ có nguồn gốc từ Hán – Việt, trong đó thủy là nước còn thông là thông suốt, liền mạch. Như vậy, thông thủy là phần diện tích mà nước có thể chảy qua liền mạch không bị cản trở.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 101 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

2. Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư được tính theo kích thước thông thủy bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công, lô gia (nếu có) và không tính diện tích tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn; trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung.

Theo quy định trên, diện tích thông thủy còn được gọi là diện tích sử dụng căn hộ, là phần diện tích gồm diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công hay logia (nếu có) gắn với căn hộ đó và không tính diện tích tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.

Đặc biệt, khi mua căn hộ chug cư, các bên sẽ tính diện tích căn hộ chung cư theo cách tính diện tích thông thủy. Đây là cách tính duy nhất và chuẩn nhất để đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Khi mua chung cư, các bên sẽ tính theo diện tích thông thủy (Ảnh minh họa)


Cách tính diện tích thông thủy ra sao?

Theo khoản 2 Điều 101 Luật Nhà ở 2014, diện tích thông thủy = (Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích ở) – (Diện tích tường bao quanh + tường phân chia căn hộ + diện tích sàn có cột + hộp kĩ thuật).

Trong thiết kế, xây dựng áp dụng công thức tính cụ thể như sau:

Diện tích thông thủy = (a x b) + (c x d) – (∑ei + f)

Trong đó:

S: Diện tích Thông thủy

a, b: Chiều dài và ngang bên trong căn hộ (tính từ phần tường mép trong)

c, d: Chiều dài và ngang của ban công, lô gia (nếu có).

∑ei: Tổng diện tích của cột chịu lực bên trong căn hộ, i là số cột.

f: diện tích sàn có hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ (thường căn hộ sẽ chỉ có một f, nếu có 2 f trở lên thì tính tổng như e ở trên)

Để dễ hiểu hơn về cách tính trên, mời các bạn theo dõi ví dụ dưới đây:

Bạn đang sử dụng căn hộ chung cư có 02 căn hộ hàng xóm ở 02 bên, căn hộ của bạn có 02 phòng ngủ, 01 phòng tắm, ban công.

Trong đó, chiều dài và ngang của căn hộ lần lượt là 8m, 7m

Chiều dài và ngang của ban công lần lượt là 1,5m; 5,5m

Chung cư có 3 cột chịu lực, mỗi cột có diện tích 0,8m2

Có 01 hộp kỹ thuật với diện tích sàn là 0,8m2.

=> Căn cứ theo khoản 2 Điều 101 Luật Nhà ở thì phần tường ngăn giữa 2 phòng này và tường ngăn phòng tắm bên trong căn hộ + ban công sẽ thuộc phần diện tích thông thủy. Trong khi đó, phần diện tích tường ngăn giữa căn hộ của bạn với hàng xóm + diện tích sàn có cột + hộp kỹ thuật bên trong căn hộ sẽ không nằm trong phần diện tích thông thủy này.

Dựa vào công thức trên, S thông thủy = (8 x 7) + (1,5 x 5,5) – [(0,8 x 3) + 0,8]= 61,05m2

Trên đây là giải đáp về cách tính diện tích thông thủy. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Diện tích tim tường là gì?

Có thể bạn quan tâm

X