Chúng ta vẫn thường thấy, một số doanh nhân xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Những người này đều thành đạt trong sự nghiệp và có sức ảnh hưởng lớn. Nhiều người mặc định doanh nhân là những người giàu có, nhiều tiền. Điều đó có đúng không? Hiểu đúng thì doanh nhân là gì?
1. Doanh nhân là gì?
Tại Việt Nam, doanh nhân được sử dụng để chỉ tầng lớp gắn với thành phần kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản, cụm từ này chỉ xuất hiện sau những năm 1990. Vậy cụ thể thì doanh nhân là gì?
1.1. Khái niệm doanh nhân là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt, trang 218, xuất bản tháng 04/2007 của Trung tâm từ điển học, do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên, doanh nhân được định nghĩa là “Người làm nghề kinh doanh”. Bên cạnh đó còn có từ Doanh gia là “nhà doanh nghiệp, nhà kinh doanh lớn, có tiếng tăm”.
Có thể hiểu, doanh nhân là người giải quyết những vấn đề cho người khác để kiếm lợi nhuận.
Doanh nhân chính là:
- Những chủ doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh doanh nghiệp của mình
- Những người được thuê hoặc cử ra để quản lý doanh nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh theo yêu cầu đề ra.
Trách nhiệm, lợi ích của các danh nhân gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Doanh nhân gồm những ai?
Doanh nhân còn được nhiều người biết đến với vai trò là một giám đốc điều hành cấp cao, những người có thể điều hành, quản lý cả một công ty, tập đoàn. Ngoài ra, doanh nhân còn có thể là một nhà sáng lập, một chủ sở hữu hay một cổ đông chính của một doanh nghiệp thương mại.
Tuy nhiên, doanh nhân không bao gồm cấp điều hành, giám đốc tại các công ty, cơ quan nhà nước mà chỉ là thuật ngữ dành riêng cho các tổ chức tư nhân.
Doanh nhân là người kinh doanh, đôi khi được hiểu là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp.
Đó có thể là những người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (ví dụ như thành viên Hội đồng Thành viên, Hội đồng Quản trị,…) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp như thành viên Ban Giám đốc.
2. Vai trò của doanh nhân là gì?
Doanh nhân là những người có năng khiếu đặc biệt về kinh doanh. Họ cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm ứng dụng trong kinh doanh. Họ luôn làm việc có kỷ luật, chăm chỉ, cống hiến cho công việc và có sức ảnh hưởng đến doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung.
Bên cạnh đó, doanh nhân rất giỏi quản lý và có năng lực quản trị hơn nhiều người ở các lĩnh vực khác. Do đó, họ có vai trò rất quan trọng. Có thể kể đến những vai trò sau đây của doanh nhân:
- Bằng cách vận dụng năng lực, kỹ năng của bản thân, doanh nhân xây dựng và vận hành công ty đem lại hiệu quả cao, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, không chỉ lao động trong nước mà còn là lao động trong khu vực.
- Phát triển hàng hóa chất lượng, uy tín, đáng tin cậy.
- Tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời có những đóng góp tích cực, nổi bật cho xã hội.
- Góp phần xây dựng, phát triển cộng đồng, thực hiện an sinh xã hội.
- Doanh nhân là những người lên ý tưởng, hoạch định những công việc cụ thể để giao cho cấp dưới thực hiện; họ theo dõi quá trình thực hiện công việc của người khác, đồng thời chịu trách nhiệm chung cho kết quả hoạt động của những người khác.
Từ trước đến nay, doanh nhân Việt Nam chủ yếu hoạt động và cố chiếm lĩnh thị trường trong nước. Tuy nhiên, càng ngày doanh nhân Việt Nam càng có những bước tiến mới và tiến ra thị trường nước ngoài.
Trong hoàn cảnh đó, các doanh nhân Việt Nam muốn phát triển phải cạnh tranh được với các doanh nhân thế giới trên thương trường khốc liệt.
Xã hội và nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của nền kinh tế, người dân ngày càng cao, do đó, bổn phận, trách nhiệm của doanh nhân với doanh nghiệp, cộng đồng, xã hội ngày càng được nhìn nhận một cách khắt khe hơn
Muốn phát triển doanh nghiệp bền vững, các doanh nhân phải luôn đảm bảo tuân thủ:
- Chuẩn mực về bảo đảm sản xuất – kinh doanh
- Chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động
- Thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động…
- Góp phần phát triển cộng đồng, thực hiện an sinh xã hội…
3. Tố chất của doanh nhân là gì?
Về cơ bản thì một doanh nhân cần có những tố chất như dưới đây:
Đầu tiên, phải có khát vọng, đam mê làm giàu
Bởi đó là động lực thúc đẩy con người hành động.
Khát vọng ở đây là sự khát khao, khát khao để vượt lên chính mình, thoát khỏi cảnh nghèo hay yếu kém về kinh tế để có thể mang đến sự giàu sang cho bản thân, gia đình cũng như xã hội.
Một doanh nhân cần phải có tư duy sáng tạo
Tư duy ở đây là nhằm nhận ra các cơ hội kinh doanh, biết chớp lấy thời cơ trong một thị trường với đầy rẫy biến động. Tư duy sáng tạo của doanh nhân góp phần không nhỏ trong viện giúp doanh nghiệp tránh được sự đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh thông qua việc nắm bắt được các nhu cầu mới.
Tố chất quan trọng của một doanh nhân chính là năng lực lãnh đạo và tạo được một hệ thống làm việc hiệu quả, có khả năng khơi lửa, truyền cảm hứng cho đội ngũ cấp dưới của mình.
Năng lực lãnh đạo được thể hiện qua các phương pháp như:
- Phân quyền: ủy quyền định đoạt cho nhân viên cấp dưới
- Hành chính: sử dụng mệnh lệnh, chỉ thị mang tính bắt buộc thông qua quy chế, nội quy…
- Kinh tế: kích thích nhân viên thực hiện mục tiêu chung bằng các công cụ vật chất
- Tổ chức giáo dục: tạo được sự liên kết giữa các cá nhân và tập thể
- Tâm lý xã hội: Hướng các quyết định đến các mục tiêu phù hợp với nhận thức, tâm lý, con người.
Năng lực lãnh đạo cũng là một nghệ thuật, hành động cụ thể, chứ không phải chỉ là chức danh, vị trí của người đó.
Tố chất lãnh đạo còn được thể hiện qua tầm nhìn (đích đến trong tương lai), niềm tin (cái nhìn lạc qua trong cả kinh doanh, cuộc sống) và khả năng truyền cảm hứng cho người khác.
Một điều kiện quan trọng cần thiết đối với doanh nhân đó là kiến thức
Đó chính là sự hiểu biết của doanh nhân về các vấn đề về đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội. Sự hiểu biết của về những lĩnh vực này là để các doanh nhân tìm ra cơ hội kinh doanh, nhận biết được các khó khăn, thách thức có thể sẽ xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh và đối với doanh nghiệp của mình.
Một khi đã có lượng kiến thức nhất định, doanh nhân sẽ đưa ra được quyết định đầu tư, cụ thể là đầu tư vào ngành nghề, sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào?
Song song đó, doanh nhân phải có sự am hiểu trong các lĩnh vực quản trị chung trong doanh nghiệp ở mức độ nhất định nhằm phối hợp tốt giữa các bộ phận chức năng, hỗ trợ bản thân khi đưa ra quyết định cũng như điều hành doanh nghiệp.
Điều đặc biệt quan trọng đó là sự hiểu biết, kiến thức chuyên môn nhất định trong lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp trực tiếp tham gia bởi ngành, nghề hay mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có những đặc thù riêng về sản phẩm, thị trường, tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm,… Cần biết tận dụng những nhân tố có năng lực hơn mình vào một lĩnh vực cụ thể góp phần mang đến thành công cho doanh nghiệp.
Một tố chất không thể thiếu nữa đó chính là ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Bởi môi trường kinh doanh luôn đầy rẫy thách thức, khó khăn, tiềm ẩn những rủi ro, phức tạp. Do đó, mỗi doanh nhân luôn chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những điều không may có thể xảy ra đối với doanh nghiệp của mình, nhất là trong giai đoạn khởi đầu.
Thương trường luôn chứa đựng sự khắc nghiệt, thất bại là điều khó tránh khỏi. Và tất nhiên, thành công chỉ đến với những người có ý chí, sự quyết tâm. Một doanh nhân có chí hướng luôn đặt mình ở thế chủ động trong mọi tình huống, có kế hoạch rõ rang để ứng phó trong mọi hoàn cảnh.
Theo cuốn sách “Kinh doanh thời trang thành công từ A-Z", cuốn sách đầu tiên về Kinh doanh thời trang thực chiến tại Việt Nam của CEO Nguyễn Mến (nhà sáng lập 5 thương hiệu thời trang tầm trung nổi tiếng) thì 10 tố chất của doanh nhân gồm:
Một là đam mê kinh doanh
Thứ hai là thích kiếm tiền
Thứ ba là khát khao thành công
Thứ tư, dám mạo hiểm
Thứ năm, có tư duy tích cực
Thứ 6, có trách nhiệm
Thứ 7, biết chấp nhận rủi ro
Thứ 8 là có long kiên trì đến cùng
Thứ 9, có mục tiêu rõ ràng
Và thứ 10 là có sự nhạy bén
Thực tế, nếu một người có đủ 10 tố chất thì việc kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi, tỷ lệ thành công nhờ đó cũng sẽ cao hơn. Có càng ít tố chất thì cơ hội thành công cũng giảm, và tác giả cuốn sách cũng cho rằng nếu có đủ từ 5 tố chất trở lên thì mới thích hợp để kinh doanh.
4. Làm sao để trở thành doanh nhân?
Để có thể trở thành doanh nhân, bên cạnh những tố chất cần thiết cần trang bị những kinh nghiệm quý báu. Cần trang bị kiến thức cho bản thân nhất là những kiến thức cơ bản trong ngành nghề, lĩnh vực bạn theo đuổi.
Về vấn đề này được thể hiện qua việc tham gia các khoác học của bạn, đó là ngành nghề bạn chọn khi học đại học, các lớp học kinh doanh (tại trường đại học hoặc không chính quy); tham gia các buổi diễn thuyết, hội thảo để rút ra kinh nghiệm cho bản thân thông qua lời khuyên của những người đã thành công trong lĩnh vực đó.
Bạn cần nỗ lực hơn những người bình thường, tìm tòi, học hỏi thêm sau những giờ học chính khóa để nâng cao kiến thức. Bên cạnh đó cần phải kết hợp cả thời gian giải trí phù hợp cho bản thân.
Bạn cũng cần cho mình những người hướng dẫn thực sự tốt. Đó có thể là một mối quan hệ với một chuyên gia trong lĩnh vực bạn mong muốn theo, cố gắng liên lạc với họ thông qua các phương tiện hay những cuộc trao đổi với những giảng viên, chuyên gia sau giờ học chính thức ở trường lớp để xin họ lời khuyên.
Nhiều người đã có cơ hội kết nối mạng lưới nghề nghiệp với các chuyên gia làm việc trong quá trình thực tập của mình.
Để trở thành doanh nhân, bạn cũng cần gây dựng các thói quen tốt. Biết cách sắp xếp công việc theo vị trí ưu tiên, đặc biệt không có thói quen trì hoãn, hoàn thành các dự án đã nhận và chịu trách nhiệm với những hành động của mình, dù thất bại hay thành công.
Là doanh nhân, bạn còn phải tập trung sự đam mê của mình vào công việc, biết theo đuổi một niềm đam mê để vực dậy tâm trạng, biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống hằng ngày, không quá cầu toàn trong mọi nhiệm vụ và hãy nói về công việc kinh doanh của mình một cách tự tin để thể hiện được sự nghiêm túc của mình.
Muốn trở thành một doanh nhân thành công, cần phải có các mối quan hệ đúng nghĩa. Vì vậy việc cần thiết là phải mở rộng mối quan hệ của bản thân nhưng chọn đúng đối tượng. Luôn cư xử với mọi mối quan hệ một cách tôn trọng, phát triển kĩ năng kết nối và phát triển các mối quan hệ với khách hàng.
Một doanh nhân cần biết điều phối việc kinh doanh, mục tiêu quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu đó chính là tồn tại được. Bởi có tồn tại mới có phát triển lâu dài. Cần tập trung đầu tư vào thành công trong tương lai; biết dự tính và chấp nhận rủi ro, biết quý trọng thất bại bởi thất bại làm rõ phương pháp và mục tiêu.
5. Những doanh nhân nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam
Biết rõ về những doanh nhân thành đạt giúp bạn học hỏi thêm ở họ nhiều điều nếu bạn đam mê và theo đuổi lĩnh vực kinh doanh.
Dưới đây là một số doanh nhân nổi tiếng trên thế giới:
- Jeff Bezos, CEO Amazon: là người sáng lập và CEO của trang thương mại điện tử Amazon nổi tiếng
- Bill Gates: là một trong những người quyền lực, giàu có nhất trên thế giới.
- Larry Page, CEO Alphabet: người sáng lập ra Google, đồng thời giữ vai trò CEO
- Mark Zuckerberg: người sáng lập ra mạng xã hội Facebook
- Warren Buffett: chủ tịch công ty Berkshire Hathaway
Một số doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam:
- Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch của tập đoàn Vingroup
- Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air: CEO của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air
- Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco: người sáng lập và giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị của công ty ô tô Trường Hải (Thaco).
- Ông Trần Đình Long - Chủ tịch của tập đoàn Hòa Phát (tập đoàn sản xuất thép tư nhân lớn nhất Việt Nam)
- Ông Nguyễn Đăng Quang: Chủ tịch Tập đoàn Masan
Trên đây là giải đáp cho doanh nhân là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.