Doanh thu thuần là phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh và thể hiện được quá trình phát triển của một doanh nghiệp. Vậy doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần chuẩn nhất và một số vấn đề liên quan đến doanh thu thuần. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra được câu trả lời nhé!
Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần chuẩn nhất hiện nay
Doanh thu thuần là gì? Ví dụ doanh thu thuần
Doanh thu thuần là khoản tiền doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp hàng hóa, dịch vụ sau khi đã khấu trừ thuế và giảm trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại,...
Dựa vào Thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh thu thuần là chỉ tiêu dùng để phản ánh doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, các bất động sản đầu tư, dịch vụ và các khoản thu nhập khác, trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (Gồm có hối khấu thương mại, chiết khấu hàng bán, hàng bán bị trả lại) trong kỳ báo cáo, làm cơ sở tính toán kết quả kinh doanh của công ty.
Ví dụ: Công ty X có doanh thu là 13 tỷ, trong đó, công ty có chương trình giảm giá trong ngày kỷ niệm 5 năm thành lập công ty có giá trị là 100 triệu và tiền hoàn trả khi khách hàng hoàn trả lại sản phẩm là 50 triệu. Vậy doanh thu thuần của công ty X là 13 tỷ - 100 triệu - 50 triệu = 12,85 tỷ.
Doanh thu thuần phản ánh tiến độ phát triển trong hoạt động kinh doanh
Công thức tính doanh thu thuần chính xác nhất
Công thức tính chuẩn xác doanh thu thuần là gì? Doanh thu thuần được tính chính xác nhất bằng công thức sau:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu của doanh nghiệp - Các khoản giảm trừ trong doanh thu.
Trong đó:
- Tổng doanh thu của doanh nghiệp: tổng giá trị sản phẩm bán ra, là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được.
- Các khoản giảm trừ doanh thu: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, chiết khấu thương mại, hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán.
Cách tính doanh thu thuần và bài tập minh họa
Doanh thu thuần có cách tính vô cùng đơn giản, các doanh nghiệp Việt Nam có thể dùng và áp dụng như sau:
Cách tính doanh thu thuần đơn giản, chuẩn xác
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể hoặc tổng doanh thu của doanh nghiệp - Các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu bán hàng, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thuế gián thu). Trong đó:
Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp = Giá cả hàng bán x Sản lượng hàng bán
Chiết khấu thương mại: Là tỷ lệ giảm giá trong giá niêm yết mà người bán dành cho khách hàng của mình khi họ mua hàng với số lượng lớn theo thỏa thuận đã được ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc cam kết mua, bán hàng.
Hàng bán bị trả lại: Hàng bán bị trả lại là hàng mà khách hàng hoàn trả lại cho doanh nghiệp vì các nguyên nhân như: Vi phạm cam kết trong hợp đồng, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém chất lượng, hàng không đúng loại,...
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa có vấn đề về chất lượng, bị lỗi, sai mẫu theo quy định trong hợp đồng mua bán.
Thuế gián thu: Là các khoản thuế mà người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải đóng cho cơ quan thuế nhưng là do người mua hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm chi trả. Thuế gián thu được cộng vào giá hàng hóa, dịch vụ khi cung ứng ra thị trường nhằm điều tiết mức độ tiêu dùng của xã hội.
Bài tập minh họa tính doanh thu thuần
Bài tập minh họa tính doanh thu thuần như sau: Công ty sản xuất giày ABC có doanh thu tổng thể năm 2022 là 40 tỷ đồng với giá vốn ban đầu là 20 tỷ và giá hàng bán ra là 200.000 đồng/sản phẩm. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã thực hiện chương trình giảm giá cho học sinh sinh viên 10% trên tất cả các sản phẩm bán ra. Trong đó, công ty bị hoàn trả lại sản phẩm do bị sai mẫu và lỗi sản phẩm với giá trị 4 tỷ đồng. Tính doanh thu thuần của công ty ABC.
Lời giải
Doanh thu thuần = 40 - (40 x 10%) - 4 = 32 tỷ đồng
Vậy doanh thu thuần của công ty giày ABC năm 2022 là 32 tỷ đồng.
Doanh thu thuần bằng doanh thu tổng thể trừ khoản giảm trừ và thuế gián thu
Những yếu tố chính ảnh hưởng đến doanh thu thuần
Doanh thu thuần của một doanh nghiệp phải chịu sự ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố đó là:
Chất lượng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: Để thỏa mãn được nhu cầu của thị trường, điều đầu tiên cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của hàng hóa dịch vụ đó chính là chất lượng sản phẩm.
Sản lượng sản phẩm được sản xuất: Khi sản phẩm có nhu cầu tiêu dùng lớn nhưng doanh nghiệp chỉ sản xuất ít sản phẩm sẽ giúp cho giá cả hàng hóa, dịch vụ bán ra cao hơn. Ngược lại, nếu nhu cầu tiêu dùng của thị trường thấp và doanh nghiệp sản xuất ồ ạt, tràn lan sẽ gây ra tình trạng tồn kho và làm giá trị hàng bán ra giảm.
Giá bán của sản phẩm: Đây chính là yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần rất nhiều. Nếu các yếu tố khác không đổi nhưng giá bán của hàng hóa, dịch vụ tăng thì sẽ làm cho doanh nhu bán hàng tăng và ngược lại.
Có nhiều yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến doanh thu thuần
Một số vấn đề liên quan đến doanh thu thuần
Sau đây là lời giải đáp cho các vấn về liên quan đến doanh thu thuần như sau:
Phân biệt sự khác nhau giữa doanh thu và doanh thu thuần
Sự khác nhau giữa doanh thu và doanh thu thuần là gì? Doanh thu và doanh thu thuần có điểm giống và khác nhau:
Giống nhau: Doanh thu và doanh thu thuần đều là phần tiền thu được thông qua các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khác nhau: Doanh thu và doanh thu thuần có điểm khác biệt lớn nhất là:
Doanh thu: Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp (Tổng các giá trị thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ)
Doanh thu thuần: Doanh thu sau khi đã được giảm trừ các khoản như: Các loại thuế, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
Doanh thu thuần có phải lợi nhuận không?
Doanh thu thuần thực chất không phải là lợi nhuận. Bởi vì:
- Lợi nhuận là phần tài sản tăng thêm thông qua các hoạt động đầu tư đã trừ đi chi phí. Lợi nhuận, nói cách khác, là phần chênh lệch giữa những khoản tiền thu vào và chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.
- Doanh thu thuần chỉ là một phần để tính được lợi nhuận trước thuế. Theo đó, lợi nhuận trước thuế được tính như sau:
- Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần - Các khoản chi phí như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng...
- Lợi nhuận sau thuế (Lãi ròng) là lợi nhuận sau khi đã trừ đi tất cả mọi loại chi phí, khoản giảm trừ, thể hiện kết quả sản xuất, kinh doanh lời hay lỗ, lời/lỗ bao nhiêu.
- Doanh thu thuần cao không có nghĩa là lợi nhuận cao vì lợi nhuận trước thuế còn phụ thuộc vào các hoạt động đầu tư và doanh thu thì lại thiên về các yếu tố về tình hình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Chính vì thế, đôi khi doanh nghiệp tạo ra doanh thu nhưng vẫn thua lỗ (Đầu tư nhiều nhưng thu không được bao nhiêu)
Doanh thu thuần giảm có ý nghĩa gì?
Doanh thu thuần là một chỉ số đo lường được mức độ phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, khi doanh thu thuần giảm có nghĩa là doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn trong việc tăng trưởng doanh số bán hàng, cung cấp dịch vụ hoặc gặp trục trặc trong công tác kiểm soát các chi phí chi ra cho việc khuyến mãi, chiết khấu cao. Đây là một tình huống không mong muốn của doanh nghiệp vì nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ta cần hiểu rõ về doanh thu thuần để có cái nhìn sâu sắc và chính xác hơn