hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 29/07/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Doping là gì? Hình thức xử phạt khi sử dụng doping?

Doping là gì? Những chất nào được coi là doping? Tại sao sử dụng doping lại bị cấm?... Đây là những vấn đề rất thông dụng khi tìm hiểu về doping, đặc biệt là doping trong thể thao. Vậy, doping cụ thể là những chất gì, nó có tác hại gì tới sức khỏe của vận động viên và pháp luật quy định về việc xử phạt nếu có sử dụng doping như thế nào?

 
Mục lục bài viết
  • 1. Doping là gì? 
  • 2. Những chất nào bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao?
  • 3. Các phương pháp nào bị cấm sử dụng?
  • 4. Sử dụng doping có tác hại thế nào đến sức khỏe?
  • 5. Tại sao doping lại bị cấm trong thể thao?

1. Doping là gì? 

Doping hiện là từ được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực có sự thi đấu, tranh tài, đặc biệt là thể thao. Dù đang thi đấu ở bộ môn nào thì các vận động viên cũng có thể bị xử lý về hành vi sử dụng doping của mình. Vậy doping chính xác là gì?

Thông thường, doping được hiểu là tên gọi chung của hành vi trái luật/bất hợp pháp khi sử dụng các chất cấm, chất tăng cường/nâng cao hiệu quả hoặc phương pháp tập luyện bị cấm của vận động viên trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao. Sử dụng doping làm vận động viên gian lận thành tích, tổn hại đến tinh thần, sức khỏe, tâm lý và cả đạo đức của vận động viên.

Dưới góc độ pháp lý, việc cấm sử dụng doping trong thể thao được quy định như sau:

Một là, tại khoản 2 Điều 10 Luật Thể dục, thể thao 2006:

2. Sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.

=> Theo đó, sử dụng chất kích thích, hoặc phương pháp bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao là hành vi bị cấm hay đây chính là hành vi sử dụng doping trong cả quá trình tập luyện hoặc thi đấu thể thao.

Hai là, Bộ luật Phòng chống doping thế giới  đã được ra đời nhằm cụ thể hóa các quy định về việc cấm sử dụng doping trong, ngoài thể thao

Vì thế, hầu hết các tổ chức thể thao quốc tế cấm các vận động viên sử dụng doping trong thi đấu và có nhiều biện pháp nghiêm khắc để hạn chế, loại bỏ hành vi này. Có thể kể đến một số tổ chức thể thao cấm tuyệt đối vận động viên sử dụng doping như Ủy ban Olympics quốc tế, FIFA,...

Hiện nay, WADA - Cơ quan phòng chống doping thế giới đã thành lập tổ chức kiểm tra quốc tế (ITA) nhằm kiểm tra, giám sát, xử lý việc sử dụng doping của các vận động viên thể thao. Ngoài cơ quan này ra, tổ chức phòng chống doping của quốc gia, liên đoàn thể thao quốc tế của bộ môn mà vận động viên đang tập luyện, thi đấu cũng là những tổ chức tiến hành kiểm tra, xử lý các trường hợp sử dụng doping.

Theo đó, sử dụng doping có thể được biểu hiện thông qua các dạng như:

- Doping máu: Sử dụng các chất cấm/chất kích thích nhằm tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu (ví dụ sử dụng các hoóc-môn sản xuất hồng cầu như erythropoietin…);

- Doping cơ: Sử dụng các chất cấm/kích thích giúp tăng cường sức mạnh của cơ do sản sinh hoóc-môn androgen từ steroid đồng hóa (các steroid đồng hóa là những dẫn xuất tổng hợp của testosteron và có những tính chất tương tự như testosterone);

- Doping thần kinh: Tác dụng của việc doping thần kinh là ngăn chặn điều khiển và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh, kích thích sự hoạt động của cơ thể từ việc sử dụng các chất kích thích thần kinh như amphetamin, cocain…;

- Doping bằng các phương pháp tập luyện bị cấm: Vận động viên sử dụng các phương pháp tập luyện bị cấm trong thể thao nhằm thay đổi thành tích, khả năng…của mình.

Như vậy, doping hiểu một cách đơn giản là việc sử dụng các chất, hợp chất bị cấm hoặc các phương pháp bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể theo theo quy định.

doping la gi


2. Những chất nào bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao?

Pháp luật không cho phép các vận động viên sử dụng doping nhưng đồng thời cũng hướng dẫn, quy định cụ thể về các chất, phương pháp bị cấm để các đoàn, liên đoàn, mỗi vận động viên...theo dõi và thực hiện đúng.

Thời điểm tháng 12 hằng năm, WADA sẽ gửi dự thảo danh mục các chất bị cấm trong thể thao (có hiệu lực từ ngày 01/01 năm tiếp theo) tới tất cả các quốc gia thành viên. Căn cứ vào dự thảo đó, các vận động viên buộc phải tìm hiểu, tham khảo việc sử dụng các chất, hợp chất bị cấm trong thi đấu, tập luyện để tránh trường hợp bị xử lý vi phạm.

Theo trang tin chính thức của Tổng cục Thể dục Thể thao, các chất được WADA liệt kê là các chất cấm sử dụng trong và ngoài thi đấu (thi đấu, tập luyện) bao gồm:

Một là, các chất chưa được thông qua: Là những chất chưa được các cơ quan y tế có thẩm quyền thông qua, cho phép điều trị cho người (ví dụ các chất đang trong giai đoạn thử nghiệm, nghiên cứu,..);

Hai là, các chất đồng hóa

Bao gồm các nhóm chất sau:

- Chất thuộc nhóm Anabolic Androgenic Steroids (AAS) (chất ngoại sinh là những chất con người không sản xuất tự nhiên được): Những chất AAS ngoại sinh (boldione (androsta-1,4-diene-3,17-dione); calusterone; clostebol; danazol ([1,2]oxazolo[4',5':2,3]pregna-4-en-20-yn-17α-ol); dehydrochlormethyltestosterone (4-chloro-17β-hydroxy-17α-methylandrosta- 1,4-dien-3-one); drostanolone; ethylestrenol (19-norpregna-4-en-17α-ol); fluoxymesterone; formebolone;..);

- Những chất  AAS nội sinh (là những chất con người có thể tự sản xuất nhưng được đưa thêm vào cơ thể): Androstenediol (androst-5-ene-3β,17β-diol), 5α-androstane-3α,17α-diol, 5α-androstane-3α,17β-diol, testosterone, epitestosterone,...;

- Các nhóm chất đồng hóa khác:  Clenbuterol,  tibolone, selective androgen receptor modulators (SARMs, ví dụ andarine và ostarine), zeranol, zilpaterol.

Ba là, các hormone peptit, yếu tố tăng trưởng, các chất liên quan

- Erythropoietin-Receptor agonists: Erythropoiesis-Stimulating Agents (ESAs), methoxy polyethylene glycol-epoetin beta (CERA),...;

- Hypoxia-inducible factor (HIF) stabilizers và và HIF activators;

- Luteinizing Hormone (LH), Chorionic Gonadotrophin (CG) và những yếu tố liên quan; hoặc triptorelin;

- Corticotrophins và những chất liên quan;

- Hormone tăng trưởng (GH) và những yếu tố liên quan, bao gồm Hormone giải phóng Hormone tăng trưởng (GHRH) và các chất có cấu trúc hóa học tương tự;

- Tổ hợp các chất kích thích tăng trưởng sau: Fibroblast Growth Factors (FGFs), Hepatocyte Growth Factor (HGF), Mechano Growth Factors (MGFs), Insulin-like Growth Factor-1 (IGF-1) và các chất có cấu trúc hóa học tương tự với nó, Platelet-Derived Growth Factor (PDGF), Vascular-Endothelial Growth Factor (VEGF), những chất kích thích tăng trưởng khác mà có tác động tới sự tổng hợp/thoái hóa cơ, gân, dây chằng, mạch máu, sử dụng năng lượng, tăng khả năng tái sinh chất xơ.

Bốn là, nhóm chất tác động chọn lọc Beta (Beta-2- Agonist) và các nhóm chất có cấu trúc hóa học tương tự với các chất được liệt kê dưới đấy (ví dụ dạng d- và  l-)

- Salbutamol dạng xịt hơi (tối đa 1600µg trong vòng 24h);

- Và Formoterol dạng hơi (liều dùng tối đa 54µg trong vòng 24h);

- Và Salmeterol dạng xịt tương ứng với khuyến nghị của bác sỹ điều trị và nhà sản xuất.

Năm là, nhóm các chất làm thay đổi chuyển hóa và hormone

- Chất ức chế aromatase: Có ở aminoglutethimide, androsta-1,4,6-triene-3,17-dione (androstatrienedione), 4-androstene-3,6,17trione (6-oxo), exemestane, formestane, letrozole và testolactone;

-  Selective estrogen receptor modulators (SERMs) (bao gồm raloxifene, tamoxifen, toremifene);

-  Các chất anti- estrogen: Gồm những chất clomiphene, cyclofenil, fulvestrant;

- Chất làm thay đổi chức năng cơ (bao gồm cả myostatin inhibitors);

- Các chất làm thay đổi chuyển hóa: Insulins, Peroxisome Proliferator Activated Receptor δ  (PPARδ) agonists, Activators of the AMP-activated protein kinase (AMPK), Trimetazidine.

Sáu là, nhóm chất lợi tiểu và che giấu

- Acetazolamide, amiloride, chlortalidone, chlorothiazide và hydrochlorothiazide, bumetanide, triamterene và vaptans, canrenone…;

-  Plasma expanders (ví dụ Hydroxyethyl starch và mannitol được sử dụng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch,), desmopressin, probenecid;

(Loại trừ các chất sau đây: Drospirenone, pamabrom, topical dorzolamide và brinzolamide, hoặc sử dụng riêng felypressin trong gây tê nha khoa).

Bảy là, cần sa

-  Dạng tự nhiên hoặc dạng tổng hợp của ∆9- tetrahydrocannabinol (THC);

- Hoặc Cannabimimetics, JWH-018, JWH-073, HU-210.

Tám là, thuốc mê

Các chất mê sau đây bị cấm: Buprenorphine, dextromoramide, hydromorphone, methadone, diamorphine (heroin), fentanyl và các dẫn xuất của nó, morphine, oxycodone, oxymorphone, pentazocine, pethidine.

Chín là, glucocorticosteroids: Toàn bộ các chất glucocorticosteroids đều bị cấm sử dụng (bao gồm hình thức tiếp nạp bằng đường uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc đặt qua đường hậu môn).

Mười là, chất kích thích (mọi chất kích thích bao gồm cả các đồng phân dạng d- hoặc l- đều bị cấm)

- Chất kích thích không đặc hiệu: Cropropamide, crotetamide, fenetylline, fenfluramine,    Fenproporex, fonturacetam [4-phenylpiracetam (carphedon)], mefenorex,... mephentermine, mesocarb,  metamfetamine(d-), p-methylamphetamine…, Phendimetrazine, phentermine, prenylamine, prolintane…;

- Chất kích thích đặc hiệu: Là các chất không được liệt kê là chất không đặc hiệu.

Mười một là, một số môn thể thao đặc thù còn quy định một số chất bị cấm riêng biệt

- Alcohol (ethanol/rượu) bị cấm trong các môn thể thao là Thể thao trên không, Bắn cung, Đua ô tô, Đua xe máy, Đua thuyền;

- Nhóm thuốc chẹn Beta (Beta- Blockers) (oxprenolol, pindolol, propranolol, sotalol, timolol, alprenolol, atenolol, betaxolol,...): Bắn cung, Đua ôtô (FIA), Billiards (tất cả các nội dung thi đấu) (WCBS), Phi tiêu (WDF), Golf (IGF), Bắn súng (ISSF, IPC),   Trượt tuyết nhảy/trượt tuyết nhảy (FIS) bay tự do trên không/trượt tuyết bán ống,    hoặc các môn thể thao dưới nước (CMAS) trong bộ môn Lặn vo với trọng lượng cố định có hoặc không có chân nhái/hoặc lặn vo động có và không có chân nhái/hoặc lặn vo dùng tay kéo lên hoặc sợi dây thừng/hoặc lặn vo dạng Blue Jump/hoặc lặn biển bắn cá/hoặc lặn vo tĩnh, bắn súng mục tiêu/hoặc lặn vo dạng weight apnoea.

Lưu ý:

+ Các chất đã nêu tại các nhóm trên, bao gồm cả những chất khác có cấu trúc hoá học tương tự, hoặc tác dụng sinh học tương tự, đều bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.

+ Các chất này có thể được sửa đổi, bổ sung, thay đổi, do đó, để có thể cập nhật kịp thời, thường xuyên, chi tiết, bạn cũng có thể tham khảo  tại trang chủ của wada tại địa chỉ: https://www.wada-ama.org/ hoặc trang chủ của tổng cục Thể dục thể thao Việt Nam tại địa chỉ https://tdtt.gov.vn/

doping la gi

3. Các phương pháp nào bị cấm sử dụng?

Sau khi đã hiểu doping là gì thì chắc hẳn nhiều người cũng quan tâm đến các chất, phương pháp cụ thể nào được coi là gian lận và bị coi là doping, bị cấm trong tập luyện, thi đấu. Các phương pháp được coi là doping và cấm sử dụng trong khi tập luyện, thi đấu thể thao gồm có:

Phương pháp 1: Phương pháp tác động đến máu và các thành phần của máu

Các hành vi của phương pháp này gồm:

- Vận động viên nhận máu hoặc truyền máu tự thân với mọi liều lượng, hoặc thực hiện truyền máu và các thành phần của máu dưới bất kỳ hình thức nào vào hệ thống tuần hoàn;

- Thực hiện tăng nhân tạo quá trình hấp thu vận chuyển và cung cấp oxy cho cơ thể (kể cả perfluorochemicals, efaproxiral (RSR13) và các sản phẩm haemoglobin đã bị biến đổi như haemoglobin-based blood substitutes, microencapsulated haemoglobin products) trừ việc thở oxy;

- Nghiêm cấm tất cả các dạng bơm/tiêm tĩnh mạch máu hoặc thành phần của máu bằng phương pháp vật lý hoặc hóa học.

Phương pháp 2: Phương pháp tác động bằng vật lý và hóa học

- Vận động viên có hành vi giả mạo/cố gắng làm xáo trộn, để làm thay đổi sự toàn vẹn và tính hợp lệ của mẫu (mẫu kiểm tra doping) được thu thập để thực hiện kiểm tra Doping (bao gồm cả việc thay thế hoặc pha trộn nước tiểu);

- Thực hiện tiêm và/hoặc truyền vào tĩnh mạch nhiều hơn 50ml trong vòng 6 giờ (trừ trường hợp đang điều trị hợp pháp theo hồ sơ bệnh viện/phẫu thuật hoặc trong quá trình kiểm tra lâm sàng).

Phương pháp 3: Phương pháp tác động trực tiếp đến gene hoặc phương pháp khác tại tế bào nhằm mục đích tăng khả năng thi đấu (GIEN DOPING/GENE DOPING)

- Vận động viên đã thực hiện chuyển các đoạn (polymers) của axid nucleic/hoặc các hợp chất tương tự acid nucleic;

- Hoặc vận động viên sử dụng những tế bào bình thường hoặc bị biến đổi di truyền.

4. Sử dụng doping có tác hại thế nào đến sức khỏe?

Sử dụng doping nhìn chung làm giảm thiểu sức khỏe, tổn hại tinh thần, lý trí của vận động viên. Theo thông tin từ  Một số tác hại dễ nhìn thấy nhất khi sử dụng doping hoặc lạm dụng doping có thể là:

- Gây nghiện thuốc: Đây là hệ quả tất yếu, sử dụng thuốc trong thời gian dài chắc chắn dẫn đến tình trạng nghiện thuốc, cơ thể không có thuốc là không thể chịu đựng được cường độ tập luyện, thi đấu…;

- Ảnh hưởng tới thần kinh: Mệt mỏi, trầm cảm, tổn thương não, hoang tưởng, mất ngủ/xáo trộn giấc ngủ,...;

- Gia tăng khả năng đột quỵ, các bệnh về tim, thận, gan,...;

- Lây nhiễm các bệnh qua đường máu (đối với phương pháp doping qua máu) như HIV, viêm gan siêu vi B,...;

5. Tại sao doping lại bị cấm trong thể thao?

Việc sử dụng các chất kích thích/chất cấm hoặc các phương pháp cấm làm tăng khả năng tức thời cho các vận động viên, gian lận kết quả thi đấu, tập luyện, gây hại đến sức khỏe và ý nghĩa của thể thao là hành vi phải cấm.

Việc cấm sử dụng doping mang những ý nghĩa như:

- Bảo vệ sức khỏe, tinh thần của các vận động viên: Các chất cấm, phương pháp cấm làm gia tăng mắc các bệnh về não, nội tạng…và các bệnh khác cho vận động viên, hậu quả cuối cùng là giảm tuổi thọ. Do đó, đây là lý do đầu tiên mà việc sử dụng doping bị cấm trong các hoạt động thể thao (bao gồm thi đấu, tập luyện hoặc các hoạt động khác của thể thao);

- Tạo ra sự công bằng trong thi đấu: Doping làm kích thích, tăng khả năng chịu đựng, tăng khả năng của các nhóm cơ,...của các vận động viên mà không phải do khả năng hay do quá trình tập luyện nâng cao trình độ. Vì vậy, doping là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mang tính gian lận và buộc bị cấm;

- Nâng cao tính chuyên nghiệp, bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của huấn luyện khoa học thể thao cạnh tranh: Thể thao nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao sức khỏe của con người, thi đấu thể thao mang lại nhiều ý nghĩa cả về sức khỏe, văn hóa, giáo dục… Đồng thời, việc tập luyện thể thao, khoa học, chuyên nghiệp là tiền đề cho nền thể thao được phát triển lành mạnh. Sử dụng doping làm xóa bỏ mọi nỗ lực của những người tập luyện, thi đấu thể thao chuyên nghiệp, trong sạch, cầu tiến.

doping la gi

6. Kiểm tra doping là gì? Bằng cách nào?

Chính từ định nghĩa doping là gì, có thể suy ra được phần nào vì sao cần phải cấm doping và một trong những cách để tìm ra doping của các vận động viên là tiến hành kiểm tra.

Mặt khác, để đảm bảo các nguyên tắc công bằng, lành mạnh trong và ngoài thể thao, các đơn vị quản lý cũng như các tổ chức thể thao thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát, xử lý những trường hợp vận động viên sử dụng doping theo trình tự nhất định.

6.1 Kiểm tra doping là gì?

Kiểm tra doping là việc tổ chức kiểm tra quốc tế (do WADA thành lập), tổ chức phòng chống doping của quốc gia, liên đoàn thể thao quốc tế của bộ môn mà vận động viên đang tập luyện, thi đấu kiểm tra sự có hay không doping của vận động viên trong và ngoài thi đấu.

Việc kiểm tra này có thể là đột xuất, cũng có thể là theo kế hoạch, sự kiện cụ thể. Tại Việt Nam, các tổ chức kiểm tra doping có thể bao gồm: Tổ chức kiểm tra quốc tế tại Việt Nam, Tổng cục thể dục thể thao (Trung tâm doping và y học thể thao thuộc Tổng cục thể dục thể thao), liên đoàn thể thao quốc gia.

Việc kiểm tra doping thường qua hai hình thức:

- Kiểm tra trong quá trình diễn ra giải đấu: Hình thức kiểm tra này được thực hiện từ 23h59p trước ngày vận động viên thi đấu đến khi kết thúc giải đấu;

- Kiểm tra ngoài thi đấu: Kiểm tra bất chợt các vận động viên trong bất kỳ quá trình nào ngoài thi đấu. Thường thì vận động viên phải đăng ký, khai báo một bản khai báo về lịch trình tập luyện, nơi tập luyện với cơ quan quản lý. Căn cứ vào thông tin đó, tổ chức kiểm tra doping sẽ thực hiện kiểm tra bất ngờ hoặc theo kế hoạch các vận động viên.

6.2 Kiểm tra doping bằng cách nào?

Theo thông tin chính thức từ trang chủ của Tổng cục thể dục thể thao Việt Nam (https://tdtt.gov.vn/), kiểm tra doping đối với mỗi vận động viên là bắt buộc, việc kiểm tra doping được thực hiện thông qua việc kiểm tra mẫu nước tiểu hoặc kiểm tra mẫu máu để tìm ra các chất cấm trong cơ thể vận động viên (trong đó, kiểm tra mẫu máu chỉ nhằm mục đích hỗ trợ còn kiểm tra mẫu nước tiểu là phương pháp chủ yếu được thực hiện).

Quy trình kiểm tra doping được thực hiện qua 3 bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn vận động viên để tiến hành kiểm tra

- Cách lựa chọn vận động viên kiểm tra doping trong khi thi đấu: Tổ chức kiểm tra doping dựa trên nguyên tắc bốc thăm (từ người thứ nhất đến người thứ tám có thành tích tốt nhất) hoặc chọn một/một số trong số những vận động viên đối với môn thể thao tập thể, trong môn thi đấu/giải đấu có xác lập kỷ lục thì vận động viên ở mọi cấp độ giải đấu có kỷ lục đều phải kiểm tra doping, hoặc các vận động viên nổi tiếng đều có thể phải tiếp nhận doping ngẫu nhiên.

- Đối với ngoài thi đấu: Vận động viên được lựa chọn ngẫu nhiên

Bước 2: Lấy mẫu kiểm tra

Đây là quy trình diễn ra rất tỉ mỉ, cẩn thận, nghiêm khắc và đảm bảo đúng thao tác để có mẫu chuẩn nhất. Có thể liệt kê các bước cơ bản để thực hiện lấy mẫu kiểm tra như sau:

+ Nhân viên đưa giấy thông báo cho vận động viên được chọn để đi kiểm tra;

+ Vận động viên ký tên trên giấy thông báo và mang theo giấy thông báo đến trung tâm kiểm tra doping;

+ Vận động viên sẽ có nhân viên đi kèm trong suốt quá trình từ khi tiếp nhận thông báo đến khi lấy mẫu xong;

+ Việc lấy mẫu của vận động viên phải được thực hiện trước mặt nhân viên và chỉ những mẫu đủ tiêu chuẩn mới có thể được tiếp nhận. Vận động viên phải tiếp tục cung cấp mẫu khác nếu mẫu không đủ tiêu chuẩn.

Bước 3: Phân tích kết quả từ mẫu đã lấy

Thông qua máy móc, sự phân tích, đọc kết quả từ cán bộ có chuyên môn sẽ có kết quả cụ thể của vận động viên.

Nếu phát hiện có doping, vận động viên hoặc đội tuyển đó sẽ bị xử lý theo quy định.

7. Các hình thức xử lý vận động viên sử dụng doping là gì?

Sau khi có kết quả kiểm tra doping, tùy thuộc mức độ vi phạm, chất sử dụng và nồng độ…cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý vận động viên vi phạm, đội có vận động viên,.. Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL hướng dẫn việc xử lý vi phạm trong trường hợp vận động viên sử dụng doping.

Theo đó, các hình thức xử phạt được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Phòng chống doping thế giới, ví dụ như:

- Truất quyền thi đấu của vận động viên đó;

- Cấm thi đấu;

- Hủy bỏ thành tích;

- Phạt tiền;

- Các hình thức khác theo quy định;

Vận động viên bị xử phạt, đoàn/liên đoàn thể thao có quyền khiếu nại về việc xử phạt của tổ chức tiến hành xử phạt vi phạm.

Như vậy, việc xử lý vi phạm sử dụng doping của vận động viên phụ thuộc vào loại doping mà vận động viên sử dụng, mức độ/nồng độ doping, nhiều vận động viên có thể bị cấm thi đấu hoặc tước bỏ thành tích thi đấu vì đã sử dụng doping.

Trên đây là giải đáp về doping là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X