Dự bị đại học là chương trình dạy học tại các Trường dự bị đại học giúp sinh viên củng cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng để chuẩn bị cho môi trường học tập tại các trường đại học sau này. Vậy dự bị đại học là gì?
Dự bị đại học là gì? Sinh viên dự bị đại học là gì?
Dự bị đại học là gì? Sinh viên dự bị đại học là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư số 24 /2011/TT-BGDĐT thì Trường dự bị đại học được định nghĩa là “loại trường chuyên biệt. Nhà nước thành lập trường DBĐH cho con em dân tộc thiểu số, con em các gia đình dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần đào tạo tạo nguồn cán bộ cho các vùng này.”
Ngoài ra, khoản 1 Điều 4 Thông tư này còn quy định cụ thể thêm rằng “Trường dự bị tại học có nhiệm vụ Tổ chức tuyển chọn; bổ túc kiến thức; bồi dưỡng văn hóa cho học sinh để có đủ trình độ vào học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.”
Như vậy, dự bị đại học là một chương trình giáo dục nhằm chuẩn bị cho học sinh trước khi họ chính thức nhập học vào các trường đại học. Chương trình này thường dành cho các học sinh đã hoàn thành chương trình trung học phổ thông nhưng chưa đủ điều kiện hoặc cần củng cố kiến thức và kỹ năng trước khi bước vào học đại học.
Đồng thời, có thể suy ra sinh viên dự bị đại học là những người theo học tại các Trường dự bị đại học.
Phương thức, đối tượng và điều kiện tuyển sinh dự bị đại học
Phương thức, đối tượng và điều kiện tuyển sinh dự bị đại học
Phương thức, đối tượng và điều kiện tuyển sinh dự bị đại học được quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT như sau:
Thứ nhất, về phương thức tuyển sinh: Trường dự bị đại học có 02 phương thức tuyển sinh là phương thức tuyển thẳng và phương thức xét tuyển.
Thứ hai, về đối tượng tuyển sinh:
Phương thức | Đối tượng tuyển sinh |
Đối tượng được tuyển thẳng | - Người dân tộc thiểu số rất ít người đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định tại Nghị định 57/2017/NĐ-CP; - Thí sinh cử tuyển theo quy định tại Nghị định số 141/2020/NĐ-CP. |
Đối tượng xét tuyển | - Thí sinh là người dân tộc thiểu số thường trú từ ≥ 18 tháng liên tục đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh tại các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực 1; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và có cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ thường trú tại khu vực này; - Thí sinh là người dân tộc Kinh thường trú ≥ 36 tháng liên tục đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cấp có thẩm quyền và có cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ thường trú tại vùng này. (Chỉ tiêu tuyển sinh người Kinh: ≤ 5%). - Các trường hợp không được xét tuyển Người đã từng trúng tuyển và nhập học; người đang học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại họ. |
Thứ ba, về điều kiện tuyển sinh: Ngoài việc phải thuộc đối tượng tuyển sinh theo quy định như trên, các thí sinh còn phải đáp ứng thêm 02 điều kiện dưới đây:
Một là, thí sinh đã hoàn thành và tốt nghiệp chương trình giáo dục phổ thông;
Hai là. thí sinh phải đảm bảo sức khỏe để học tập tại trường.
Nhiệm vụ và quyền của người học dự bị đại học
Điều 19 Thông tư số 24 /2011/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ và quyền của người học dự bị đại học bao gồm:
Nội dung | |
Nhiệm vụ | - Tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như các nội quy của trường dự bị đại học. - Thực hiện việc học tập và rèn luyện theo chương trình và kế hoạch giáo dục của trường dự bị đại học; được cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết cho việc học tập. - Bảo vệ và giữ gìn tài sản của trường; được sử dụng các thiết bị thí nghiệm, thực hành, và các phương tiện phục vụ cho các hoạt động văn hóa, thể thao của trường theo đúng quy định. |
Quyền hạn | - Tham gia vào các hoạt động lao động và xã hội phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và năng lực; được hưởng các chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước. - Đưa ra kiến nghị với trường dự bị đại học về các giải pháp để góp phần xây dựng trường và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học. - Sau khi kết thúc năm học dự bị đại học, được Hội đồng xét tuyển phân bổ vào học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp. |
Chương trình dự bị đại học dạy những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT thì chương trình dự bị đại học sẽ do mỗi trường tự xây dựng, nhưng sẽ bao gồm các môn học sau:
Nội dung | |
Kiến thức văn hoá | Có 05 môn gồm: tổ hợp 03 môn mà sinh viên dùng để đăng ký để xét tuyển vào trường + Tiếng Anh và Tin học. |
Thể chất | Rèn luyện sức khỏe và tham gia các hoạt động giáo dục |
Theo đó, chương trình dạy học kéo dài 01 năm học và phải được phân bổ theo khung thời gian dưới đây:
Các tổ hợp môn không có môn Tiếng Anh | ||||||
Môn 1 (Toán hoặc Văn) | Môn 2 | Môn 3 | Tiếng Anh | Tin học | RLSK và HĐGD | Tổng |
9 tiết/ tuần | 6 tiết/ tuần | 6 tiết/ tuần | 3 tiết/ tuần | 3 tiết/ tuần | 3 tiết/ tuần | 30 tiết/ tuần |
Các tổ hợp môn có môn Tiếng Anh | |||||
Môn 1 (Toán hoặc Văn) | Môn 2 | Môn 3 (Tiếng Anh) | Tin học | RLSK và HĐGD | Tổng |
9 tiết/ tuần | 6 tiết/ tuần | 9 tiết/ Tuần | 3 tiết/ tuần | 3 tiết/ tuần | 30 tiết/ tuần |
Lưu ý: Trong đó, đối với tổ hợp môn có đồng thời môn Toán và môn Văn, thời gian học môn Toán là 8 tiết/tuần, thời gian học môn Văn là 7 tiết/tuần.
Tóm lại, việc học tập và rèn luyện trong thời gian ngắn tại các Trường dự bị đại học có thể giúp sinh viên cải thiện điểm số và chuẩn bị tốt hơn cho môi trường học tập tại đại học, cao đẳng sau này; đặc biệt đối với những sinh viên từ các vùng khó khăn hoặc dân tộc thiểu số có điều kiện học tập kém thuận lợi.
Trên đây là nội dung giải đáp chi tiết cho câu hỏi Dự bị đại học là gì?Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số 19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật