EXP là thuật ngữ viết tắt được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, và thường thấy nhất trong lĩnh vực sản xuất và trên nhãn hàng hóa. Vậy, EXP là gì? Hãy cùng HIểu luật tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé!
EXP là gì?
EXP là gì trong sản xuất
Trong sản xuất hàng hóa, EXP là viết tắt của Expiry Date, có nghĩa là ngày hết hạn sử dụng. Từ này được sử dụng để chỉ hạn sử dụng của hàng hóa, thực phẩm thường được in trên bao bì, nhãn của sản phẩm theo quy định của pháp luật về hạn sử dụng.
EXP trong sản xuất hàng hóa là ngày hết hạn sử dụng
EXP cung cấp cho người dùng chính xác số ngày, tháng, năm cuối cùng để sử dụng sản phẩm. Người dùng trước khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào đều có thể kiểm tra thông tin này và không sử dụng sản phẩm hết hạn để đảm bảo cho sức khỏe.
Tùy vào xuất xứ, mặt hàng, các công ty có cách ghi EXP khác nhau. 3 cách ghi thường được dùng là: ngày/tháng/năm, tháng/ngày/năm, tháng/năm/mã sản phẩm/ngày.
Hạn sử dụng được quy định cụ thể theo tính chất riêng của từng loại hàng hóa, thực phẩm. Nhà sản xuất không thể tự ý ghi theo ý thích, để trong thời gian bao lâu cũng được.
Hạn sử dụng ghi trên sản phẩm dễ gây nhầm lẫn
EXP rất quan trọng trong mặt hàng thực phẩm. Cụ thể, theo Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010, thời hạn sử dụng thực phẩm được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất và là thời hạn thực phẩm đó vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng trong điều kiện bảo quản đúng theo hướng dẫn. Trong đó:
Đối với thực phẩm chức năng, những thực phẩm dễ có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật hạn sử dụng an toàn bắt buộc phải ghi "Hạn sử dụng", hoặc "Sử dụng đến ngày".
Đối với những thực phẩm ghi "Hạn sử dụng" hoặc "Sử dụng đến ngày" không được phép bán ra thị trường khi đã hết hạn này.
Những thực phẩm khác có thể ghi "Sử dụng tốt nhất trước ngày" chỉ hạn sử dụng an toàn, phù hợp với từng loại thực phẩm.
Đối với thực phẩm ghi "Sử dụng tốt nhất trước ngày" vẫn được phép bán trên thị trường sau thời điểm này. Nhưng vẫn cần phải ghi hạn sử dụng rõ ràng theo hình thức "Hạn sử dụng", hoặc "Sử dụng đến ngày".
Nhà sản xuất thực phẩm được phép kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm thực phẩm của mình. Nhưng thời hạn tối đa được kéo dài đến hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên.
Hạn sử dụng phải được đảm bảo ghi đúng quy định theo Luật an toàn thực phẩm và Luật về nhãn hàng hóa. Nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về vấn đề này trước pháp luật.
Hạn sử dụng là nhân tố gây lãng phí thực phẩm
Tuy nhiên, hạn sử dụng cũng bị đáng giá là không có ý nghĩa và gây lãng phí thực phẩm. Theo một nghiên cứu của trường đại học Luật Khoa Harvard, hầu hết ngày hết hạn sử dụng của một số loại thực phẩm là vô nghĩa và khiến người tiêu thụ lãng phí một số thực phẩm vẫn còn giá trị dinh dưỡng, vô hại.
Một cuộc nghiên cứu ở Anh cũng cho thấy khoảng 20% thực phẩm trên thị trường đã bị vứt bỏ vì sự nhầm lẫn, do hiểu sai ý nghĩa của hạn sử dụng. Có nhiều hình thức hạn sử dụng được nhà sản xuất áp dụng cho mỗi loại sản phẩm khác nhau.
Use by date (UB) có nghĩa là sử dụng đến ngày, người tiêu dùng chỉ nên sử dụng sản phẩm trước hạn sử dụng này. Những thực phẩm này thuộc nhóm dễ bị hỏng như: sữa, pho mát, thịt, tôm, cá,...
Nếu người tiêu dùng không nên sử dụng những thực phẩm đã quá hạn theo quy định để phòng tránh có nguy cơ bị ngộ độc, gây hại cho sức khỏe. Nhà sản xuất vẫn kinh doanh sản phẩm đã quá ngày được ghi trên bao bì là hành vi vi phạm pháp luật.
Best before date hoặc Best before (BB) được giải nghĩa là sử dụng tốt nhất đến ngày. Đây là loại hạn sử dụng dùng cho những thực phẩm có thể để được lâu thường thấy như đồ đông lạnh, đồ hộp, thức ăn khô,...
Đến hạn này, sản phẩm vẫn được phép bán ra thị trường do chất lượng thực phẩm vẫn được đảm bảo tốt nhất đến ngày cuối cùng, sau ngày này giá trị dinh dưỡng của thực phẩm sẽ giảm dần.
Sell by hay Sell by date hoặc Display until có nghĩa là chỉ được bày bán đến ngày. Sản phẩm sử dụng cách ghi này là những mặt hàng dùng cho nhà phân phối, chế biến thực phẩm,... Hầu hết thực phẩm vẫn sử dụng được sau ngày này nhưng sẽ không còn được chất lượng như trước nữa.
Expiry date - EXP thường dùng cho những bánh kẹo đóng hộp, kem đánh răng, thực phẩm chức năng,... Sản phẩm đến ngày này được ấn định là không còn chất dinh dưỡng, hết công dụng.
EXP là gì trong một số lĩnh vực khác
EXP trong game
Đạt đủ EXP thì game thủ sẽ được tăng cấp
Trong lĩnh vực game, EXP là viết tắt của từ Experience, nghĩa là kinh nghiệm mà người chơi có thể thu thập được bằng cách thực hiện nhiệm vụ, đánh quái, tham gia các trận đấu,… Các game thủ tích lũy đủ số lượng EXP đến một mức nhất định sẽ được tăng cấp trong game.
EXP trong Toán học
Trong toán học, EXP là một hàm số mũ cơ bản, trong đó e là cơ số và số mũ là x với công thức tổng quát là EXP(x) = e^x, e xấp xỉ bằng 2.72.
Ví dụ: exp(2)=e^2=2.72^2.
EXP trong Curriculum vitae (CV - Sơ yếu lý lịch)
EXP trong đơn xin việc chính là kinh nghiệm làm việc - Experience. Tại mục này, ứng viên ghi rõ các kinh nghiệm làm việc liên quan đến công việc ứng tuyển, trong khoảng thời gian trước đó. Qua mục này, nhà tuyển dụng có thể xác định các kỹ năng, thành tích và sự phù hợp với công việc, công ty của ứng viên.
EXP trong Hóa học
EXP là ký hiệu cảnh báo có thuốc nổ
Trong hóa học, EXP dùng để nói chung về các loại thuốc nổ - Explosive. Các chất có năng lượng lớn và khi bị kích hoạt sẽ tạo ra nhiệt lượng, thay đổi áp suất, gây ra tổn thương tới những vật ở gần nó.
Từ này cũng được dùng để làm ký hiệu cảnh báo có thuốc nổ, để phòng nguy hiểm cho những người xung quanh. Vì sự phá hủy mạnh mẽ, nguy hại cho mọi vật, thuốc nổ chỉ được sử dụng đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định trong quân đội và ngành khai thác khoáng sản..
EXP trong Khoa học
Trong lĩnh vực khọc, EXP là viết tắt của từ Expert - chuyên gia, những người được đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực, có kinh nghiệm phong phú cả về học thuật, các lý luận chuyên sâu và cả kĩ năng thực hành.
Một số quy định pháp luật về EXP trên nhãn hàng hóa
Nhãn hàng hóa có những nội dung gì?
Nhãn hàng hóa cần ghi rõ hạn sử dụng và các nội dung theo quy định
Theo điều 9 Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung cho điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nội dung thể hiện trên nhãn hàng lưu thông tại Việt Nam bắt buộc thể hiện nội dung nhãn bằng tiếng Việt hóa bao gồm:
Tên của hàng hóa;
Tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa;
Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ cần ghi rõ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng.
Phải ghi nhãn hàng hóa ở vị trí nào?
Theo điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, nhãn hàng hóa phải được thể hiện ở vị trí dễ dàng quan sát với đầy đủ các nội dung quy định của nhãn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài như thùng, hộp chứa sản phẩm thì trên bao bì ngoài phải có nhãn trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định như trên nhãn của bao bì thương phẩm của mặt hàng.
Ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa như thế nào?
Hạn sử dụng được ghi tuân thủ quy định trên nhãn hàng hóa
Theo điều 14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo năm dương lịch với thứ tự ngày, tháng, năm. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích giải nghĩa bằng tiếng Việt. Có thể viết tắt “ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.
Số ngày, tháng, năm phải được ghi bằng hai chữ số, số chỉ năm được phép ghi bằng bốn chữ số nhưng vẫn phải đảm bảo ghi cùng một dòng. Trường hợp sản phẩm được quy định ghi tháng sản xuất thì cũng cần ghi theo năm dương lịch.
Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi hạn sử dụng theo quy định là lương thực, thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, đồ uống trừ rượu, thuốc lá,...
Một số hàng hóa không bắt buộc ghi hạn sử dụng là rượu, giống thủy sản, đồ chơi trẻ em, sản phẩm dệt, may, da,giấy,...
Đối với hàng hóa được sản, chia, chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện cả ngày san, chia và hạn sử dụng được thể hiện trên nhãn gốc.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin cụ thể để trả lời cho câu hỏi EXP là gì?. Nếu bạn còn có điều gì cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với Hiểu Luật để được hỗ trợ sớm nhất nhé!