hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 24/08/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

FDI là gì? Ví dụ về FDI ở Việt Nam

FDI là cụm từ viết tắt của Foreign Direct Investment. Vậy, FDI là gì? Ví dụ về FDI ở Việt Nam như thế nào?

Mục lục bài viết
  • FDI là gì?
  • Đặc điểm của FDI là gì?
  • FDI tác động thế nào đến nước nhận đầu tư?
  • Ví dụ về FDI ở Việt Nam
  • FDI đóng góp vào GDP Việt Nam như thế nào?

FDI là gì?

Cụm từ FDI hiện nay được hiểu là viết tắt của từ Foreign Direct Investment mang ý nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân nước ngoài hay công ty nước ngoài vào một nước nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh và điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh đó.

Theo tổ chức thương mại thế giới WHO, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nghĩa là một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác chính là quyền quản lý. Hầu hết các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.

Theo quy định Luật Đầu tư 2005 (văn bản này hiện đã hết hiệu lực), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại (tóm lại là đều là của nhà đầu tư nước ngoài).

Hiện hành, Luật Đầu tư 2020 (văn bản đang có hiệu lực thi hành) chỉ định nghĩa chung chung rằng, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Như vậy, theo quy định này thì đối chiếu với khái niệm doanh nghiệp FDI theo định nghĩa Tiếng Anh, pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nước ta ở một phạm vi rộng hơn (tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.

fdi la gi

Đặc điểm của FDI là gì?

- Mục đích chính của FDI không có gì khác ngoài việc đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

- Quy định về số vốn FDI tối thiểu mà các nhà đầu tư cần đóng góp để có quyền kiểm soát và điều hành tại mỗi quốc gia là không gi

- Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư chính là cơ sở để tính lợi nhuận từ FDI

- Các hình thức đầu tư FDI hầu hết đều kèm theo sự vượt trội về công nghệ nên năng suất làm việc được nâng cao rõ rệt.

- Lĩnh vực và địa điểm đầu tư đều do chủ đầu tư quyết định.
 

FDI tác động thế nào đến nước nhận đầu tư?

Hiện nay, thu hút FDI là mục tiêu của nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển.

Tại Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn với phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. 

Lý do là bởi đầu tư FDI mang đến nhiều ưu điểm như:

- Dòng vốn kinh doanh khá lớn và có tính ổn định cao, thời gian đầu tư kéo dài.  

- Việc đầu tư thường gắn với việc chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh,…

- Việc thu hút nguồn vốn có thể khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp 

- Giúp kinh tế đất nước phát triển

- Không gây nợ quốc gia

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng FDI vẫn mang đến một số nhược điểm khiến nhiều nơi vẫn còn e dè như:

- Dễ dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu đầu tư theo ngành hoặc khu vực 

- Có thể là bãi rác của khoa học và công nghệ

- Có thể làm ô nhiễm môi trường gia tăng nhanh chóng 

- Tạo ra áp lực cạnh tranh lớn lên các công ty nội địa.

Ví dụ về FDI ở Việt Nam

Một số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có thể kể đến như:

1

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam

Sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao, ccấp dv sản xuất, lắp ráp sp điện tử

2

Cty cổ phần hữu hạn VEDAN-VIETNAM

Sản xuất tinh bột, mì chính, sản phẩm sinh học, xút, axit


3

Công ty TNHH HanSung Haram Việt Nam/Nhà máy sản xuất, nhuộm sợi và chỉ Han Sung

Sản xuất, nhuộm các loại chỉ, sợi và sản xuất phụ kiện, vật liệu ngành dệt may.

4

Công ty Pepsi Vietnam

Sản xuất các loại nước giải khát và thực phẩm đóng gói

5

Công ty TNHH Semapo Vina/Dự án nhà máy Semapo Vina

Sản xuất các loại sợi, chỉ
6Công ty TNHH dự án Hồ Tràm

Xây dựng kinh doanh khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, khu khách sạn, vui chơi có thưởng

 

7

Công ty TNHH Dệt và nhuộm Hưng Yên

Đầu tư bổ sung nhà xưởng máy móc, thiết bị tăng quy mô công suất dự án Nhà máy Dệt và nhuộm vải co giãn các loại từ 7.000.000 m sản phẩm/năm lên 14.000.000 m sản phẩm/năm.

8

Chi nhánh Công ty Yamaha Việt Nam

Sản xuất xe  máy và phụ tùng
  9 Công ty TNHH Dệt và Nhuộm Hưng Yên/Dự án di chuyển và đầu tư bổ sung dây chuyển kiểm tra sản phẩmCải tạo và nâng cấp nhà xưởng xưởng và nhà kho, để di chuyển và đầu tư bổ sung máy móc thiết bị kiểm tra, thí nghiệm vải và kho chứa sản phẩm do Công ty TNHH Dệt và nhuộm Hưng Yên sản xuất..
10Công ty TNHH Dorco Vina/ NHÀ MÁY SẢN XUẤT DAO CẠO DORCO HƯNG YÊN

Sản xuất dao cạo râu, lông mày; cán dao cạo râu; khuôn dùng để sản xuất dao cạo râu.

Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn (không thành lập cơ sở bán buôn) các mặt hàng có mã HS sau: 39269099, 39202091, 39031920, 39249010, 40161090, 48201000, 49100000, 62149090, 66019900, 61099020, 63053910, 65069990, 63029990, 63059090, 63079090, 70099100, 82129000, 83025000, 82121000, 91052900.

Dịch vụ liên quan đến sản xuất (CPC 884, 885). Chi tiết: Sửa chữa, bảo dưỡng khuôn dùng để sản xuất lưỡi dao cạo.

11Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, luyện kim, kinh doanh cảngLuyện kim,sx mbán XNK gang thép;KD cảng;sx sp từ xỉ lò; xi măng, sp ép
12Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt NamSản xuất nước giải khát Coca-Cola, Fanta, Sprite,…
13Dự án kho ngầm chứa xăng dầu tại Khu kinh tế Dung QuấtĐầu tư xây dựng kho ngầm chứa xăng dầu
14Công ty TNHH Canon Việt NamSản xuất máy in phun, phụ kiện, bán TP máy in và TB điện tử

Theo các nhà đầu tư, Việt Nam có nhiều điều kiện thu hút các nhà đầu tư như:

- Chính trị ổn định và linh hoạt

- Chính phủ điều hành đất nước quyết đoán

- Vị trí địa lý quan trọng: Việt Nam nằm ở một vị trí trung tâm trong khu vực Đông Nam Á với một đường bờ biển dài; lại sở hữu lợi thế vô cùng lớn với các tuyến thương mại quan trọng trên thế giới

- Lực lượng lao động trẻ dồi dào, giá rẻ

- Cơ sở hạ tầng sản xuất và lưu thông cùng các ưu đãi đầu tư khá tốt.

Từ năm 1987 khi Luật Đầu tư nước ngoài ban hành, Việt Nam bắt đầu mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, thu hút FDI của Việt Nam chỉ thực sự phát triển mạnh khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007.

Sua thời điểm năm 2007, vốn FDI vào Việt Nam tang mạnh, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia thu hút FDI lớn trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, nổi bật nhất phải kể đến năm 2020, Việt Nam đã nằm trong top 20 quốc gia thu hút FDI nhiều nhất trên thế giới.

Tại khu vực, từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước có nguồn vồn FDI lớn thứ 3.

Từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nguồn vốn FDI tại nhiều quốc gia sụt giảm nghiêm trọng nhưng Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng nhỏ, điều này đã chứng tỏ sức hút không nhỏ của Việt Nam trong việc thu hút FDI.
 

FDI đóng góp vào GDP Việt Nam như thế nào?

Mang nhiều ưu điểm như đã trình bày phía trên nên có thể nói doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã và đang có vai trò và đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo số liệu thống kê, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá, FDI chiếm tỷ trọng tương đối cao. Năm 2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối FDI đạt 371,9 tỷ USD chiếm 68,38%, riêng xuất khẩu đạt 202,89 tỷ USD, chiếm 72,07%.

Như vậy, tỷ trọng khoảng 2/3 nghĩa là chiếm tỷ trọng cao trong xuất nhập khẩu hàng hoá nên nhiều người cho rằng, FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP quốc gia.

Tuy nhiên, sự thật không hẳn như vậy. Bởi, để có 202,89 tỷ USD hàng hoá xuất khẩu năm 2020 thì FDI đã phải nhập khẩu 169,01 tỷ USD hàng hoá, nghĩa là thặng dư xuất nhập khẩu của FDI chỉ là 33,88 tỷ. Như vậy, xuất nhập khẩu hàng hoá của FDI chỉ đóng góp 33,88 tỷ USD vào GDP, chiếm 9,76% GDP của Việt Nam (mức khá thấp).

Tuy nhiên, ngoài 9,76% GDP tạo ra do xuất nhập khẩu hàng hoá, FDI còn đóng góp khoảng 10% GDP trong việc sản xuất hàng hoá tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng gói, vận chuyển hàng hoá, sử dụng đất đai, tài nguyên, văn phòng, nhà xưởng, điện nước, sinh hoạt và đi lại của chuyên gia và gia đình, quảng cáo, đóng thuế....

Kết luận: Dù khối doanh nghiệp FDI đóng góp tới 68,38% kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu, 72% hàng hoá xuất khẩu, nhưng chỉ đóng góp khoảng 20% GDP quốc gia.

Ngoài ra, do chính sách của Nhà nước ta khiến các doanh nghiệp FDI được ưu đãi lớn về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi khác, điều này khiến tỷ trọng đóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp FDI còn thấp hơn tỷ lệ đóng góp vào GDP.

Chẳng hạn, theo số liệu thống kê năm 2020, tiền thuế của Samsung Electronics Việt Nam (doanh nghiệp FDI lớn nhất) còn thấp hơn cả công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Gia Lâm (Vin Group Gia Lâm). Tiền thuế của Honda Việt Nam, HEINEKEN Việt Nam còn thấp hơn cả ngân hàng Nông nghiệp. Điển hình, trong danh sách 30 công ty đóng thuế lớn nhất thì có 23 doanh nghiệp Việt Nam (76,67%) và 7 doanh nghiệp FDI (23,33%), top 3 công ty đóng thuế lớn nhất 100% là doanh nghiệp Việt Nam.

FDI giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế có đúng không?

Nhìn lại bức tranh nền kinh tế vào năm 1986 - trước khi Việt Nam mở cửa cho đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và nền nông nghiệp này cũng chủ yếu sử dụng máy móc, thiết bị lạc hậu.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 1986 nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 38,1%, dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng lần lượt là 33% và 28,9%. Sau khi mở cửa nền kinh tế, đến năm 2017, khu vực dịch vụ đã chiếm tỷ trọng cao nhất (41,3%); công nghiệp và xây dựng chiếm 33,34%; khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ còn chiếm 15,34%.

Các chuyên gia khẳng định, để đạt được kết quả như vậy, không thể không nhắc đến vai trò của khu vực FDI. Khu vực này được xem như chất xúc tác thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, với tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng lên đáng kể.

Xuất phát từ một nền kinh tế đóng cửa và nền nông nghiệp lúa nước lạc hậu, FDI đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam với những sản phẩm, công nghệ mới, và đặc biệt là cách quản lý mới.

Nhật Bản, Hàn Quốc vào Việt Nam, hình thành nên khu vực sản xuất chế biến, chế tạo như Honda, Toyota, Samsung...

Các nhà đầu tư Singapore có thế mạnh trong lĩnh vực bất động sản, khu công nghiệp với các dự án nổi bật như Phú Mỹ Hưng, Ciputra Hà Nội, Vinacapital... , thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa.

Trên đây là giải đáp FDI là gì? Ví dụ về FDI ở Việt Nam. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X