Giám hộ đương nhiên được hiểu đơn giản là đương nhiên làm người giám hộ. Giám hộ đương nhiên là gì? Có được từ chối làm người giám hộ đương nhiên không?
Giám hộ đương nhiên là gì?
Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, giám hộ được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định... để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Cũng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, hiện nay có 02 trường hợp giám hộ đương nhiên, đó là:
- Giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên
- Giám hộ đương nhiên đối với người mất năng lực hành vi dân sự.
Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Như vậy, có thể kết luận, giám hộ đương nhiên là việc một người đương nhiên là người giám hộ (chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp) của một người khác, kể cả khi không đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Theo Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ được xác định theo thứ tự sau đây:
- Nếu không có anh chị đáp ứng đủ điều kiện thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ;
Còn theo Điều 53, trường hợp không có người giám hộ trong trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
- Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ;
Được từ chối làm giám hộ đương nhiên không?
Hiện nay, Bộ Luật dân sự 2015 và các văn bản khác không có quy định về quyền từ chối giám hộ đương nhiên. Tuy nhiên, Điều 46 Bộ luật Dân sự quy định, việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Căn cứ quy định trên có thể thấy, bản chất giám hộ đương nhiên là một hình thức chỉ định rõ người giám hộ, có quyền và nghĩa vụ với người được giám hộ, không được phép từ chối giám hộ đương nhiên.Trên đây là giải đáp giám hộ đương nhiên là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.