Trong đời sống thường ngày, hành chính là cụm từ khá quen thuộc và thường xuyên xuất hiện trong các hoạt động đời sống của con người. Vậy hành chính là gì? Hành chính có đặc điểm như thế nào? Hãy cùng xem bài viết dưới đây để giải đáp các vấn đề trên nhé.
Hành chính là gì?
Hành chính là thuật ngữ chỉ các hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ máy nhà nước với cơ quan đứng đầu là Chính phủ nhằm tổ chức thi hành pháp luật, đảm bảo hoạt động của các cơ quan nhà nước diễn ra thường xuyên và liên tục.
Trong từ điển Luật học, hành chính chính là thuật ngữ được nhắc đến trong các văn bản pháp luật. Trong từ điển truyền thống, thuật ngữ này được giải thích dưới dạng thuật ngữ pháp lý giúp người đọc có thể hiểu dễ dàng hơn.
Theo nghĩa Hán Việt, hành chính là làm, chính là ngay thẳng, liêm chính cho nên hành chính chính là làm việc ngay thẳng. Do đó, hành chính mang tính đảm bảo sự hoạt động quản lý nhà nước bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền luôn rõ ràng, ngay thẳng, nghiêm minh.
Quản lý hành chính nhà nước chính là việc chấp hành, điều hành cơ quan hành chính, thi hành các chính sách pháp luật do các cơ quan hành chính được ủy quyền dựa trên cơ sở pháp luật thực hiện để quản lý và điều chỉnh quá trình xã hội.
Các đặc điểm của hành chính
Các đặc trưng cơ bản của hành chính là gì
Đặc điểm của hành chính là gì? Hành chính mang những đặc trưng cơ bản sau:
Tính chính trị
Hành chính là các hoạt động diễn ra dưới sự lãnh đạo của Bộ máy nhà nước do Chính phủ đứng đầu cho nên hành chính mang bản chất chính trị của quốc gia, phụ thuộc vào tư tưởng chính trị của Chính phủ cầm quyền. Hành chính vừa thể hiện tính chính trị vừa lệ thuộc vào hệ thống chính trị của quốc gia.
Nước ta là nước chủ nghĩa xã hội, do đó nền hành chính ở nước ta mang đậm bản chất Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Các tổ chức chính trị, xã hội lấy nền hành chính làm trọng tâm để giữ vai trò là thành phần tham gia và giám sát các hoạt động của nhà nước.
Tính pháp lý
Hành chính được xem như là một công cụ thực hiện quyền lực của nhà nước, các cá nhân, tổ chức phải tuân theo và hoạt động theo khuôn phép của nền hành chính nhà nước.
Để xây dựng Nhà nước chính quy, Bộ máy nhà nước có trật tự, kỷ cương thì nền hành chính phải đảm bảo được tính pháp lý. Tính pháp lý của hành chính bắt buộc các cơ quan nhà nước phải nắm rõ được các quy định của pháp luật. Tính pháp lý còn được thể hiện ở việc quản lý nhà nước bằng pháp luật và hoạt động theo pháp luật.
Theo đó, các cơ quan hành chính điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính bắt buộc đối với các đối tượng quản lý với công cụ là luật pháp. Bên cạnh đó, các cơ quan hành chính tổ chức và hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật. Tránh các hành vi tự ý vượt qua khuôn phép của pháp luật.
Hoạt động quản lý
Hành chính chính là công cụ để các cơ quan nhà nước quản lý, điều phối đối với các quá trình xã hội và hành vi của công dân, ngoài việc quản lý, hoạt động quản lý của hành chính còn bao gồm việc phục vụ và đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.
Hoạt động quản lý còn tham gia vào quá trình quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng. Chức năng hành pháp của nhà nước chính là hành chính nhà nước, thực hiện các hoạt động thực thi pháp luật, chính sách do nhà nước đề ra.
Tính nghề nghiệp
Hành chính là nghề tổng hợp đòi hỏi sự chặt chẽ, chuẩn xác, vì thế tiêu chuẩn đối với người làm hành chính chuyên nghiệp rất cao. Những nhân viên hành chính bắt buộc phải có trình độ, nghiệp vụ nhất định ở một mức độ nào đó.
Hành chính được xem như là nghề có tính chất lao động trí óc, thực hiện hóa lý tưởng của chủ thể chính trị. Các quốc gia trên thế giới hiện nay hầu hết đều coi hành chính là một nghề đáng ngưỡng mộ và coi trọng.
Xử lý vi phạm hành chính và những điều cần biết
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính, cùng làm rõ những nội dung sau liên quan đến xử lý vi phạm hành chính:
Xử phạt hành chính là gì?
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền áp dụng các quy định xử phạt hành chính của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức vi phạm quy định hành chính.
Những nguyên tắc khi xử lý vi phạm hành chính
Việc xử phạt vi phạm hành chính cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Phát hiện kịp thời và đình chỉ các hành vi vi phạm hành chính. Tiến hành nhanh chóng việc xử lý các vi phạm hành chính một cách công minh, triệt để, khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra theo đúng quy định của pháp luật.
Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như pháp luật đã quy định.
Chỉ người có thẩm quyền mới có thể đứng ra giải quyết các hành vi vi phạm hành chính.
Chỉ xử phạt một lần một hành vi vi phạm hành chính. Đối với trường hợp nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người đều sẽ bị xử phạt. Đối với trường hợp một người cùng vi phạm nhiều hành vi vi phạm hành chính, sẽ xử phạt theo từng hành vi vi phạm.
Việc xử lý vi phạm hành chính sẽ căn cứ theo tình tiết, tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của vi phạm, từ đó sẽ có những biện pháp tăng giảm mức phạt cho hợp lý.
Các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những trường hợp liệt kê dưới đây:
Những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu có hành động cố ý vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ bị xử lý vi phạm hành chính do mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra.
Tổ chức sẽ bị xử phạt hành chính đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện.
Đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong khu vực thuộc sử quản lý của nhà nước Việt Nam, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam sẽ bị xử phạt theo luật xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam.
Cá nhân thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân nếu gây ra hành vi vi phạm hành chính cũng sẽ bị xử phạt như những công dân khác.
Những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính
Những trường hợp dưới đây sẽ không bị xử phạt hành chính:
Công dân không có năng lực trách nhiệm hành chính, người chưa đủ tuổi xử phạt vi phạm hành chính mà pháp luật quy định.
Hành vi vi phạm hành chính xảy ra trong tình trạng cấp thiết
Hành vi vi phạm hành chính với chủ đích phòng vệ chính đáng
Hành vi vi phạm hành chính xảy ra trong tình trạng bất khả kháng
Hành vi vi phạm hành chính diễn ra trong tình thế bất ngờ
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính dựa theo quy định của pháp luật
Các hành vi vi phạm hành chính có thể bị xử phạt theo các hình thức dưới đây:
Phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
Cảnh cáo các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính
Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm trong thời gian quy định hoặc yêu cầu ngưng hoạt động tạm thời trong thời gian được chỉ định
Tịch thu tang vật trong quá trình gây ra hành động vi phạm hành chính
Thực hiện biện pháp trục xuất
Hành vi vi phạm hành chính được xử lý bởi cơ quan có thẩm quyền
Nói chung, để trả lời ngắn gọn cho câu hỏi hành chính là gì ta có giải thích hành chính là hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo tính thường xuyên, liên tục của cơ quan nhà nước.
Hành chính có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển quốc gia do hành chính là trọng tâm để cơ quan có thẩm quyền tham gia vào quá trình quản lý nhà nước.