HIV/AIDS là một căn bệnh nguy hiểm có thể lây truyền từ người sang người. Chính vì vậy, nhiều người thường nảy sinh những không thiện cảm không tốt với bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh thế kỷ này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về HIV là gì để loại bỏ những quan điểm sai lầm về căn bệnh này nhé!
HIV là gì?
HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch do virus HIV (Human Immunodeficiency Virus) gây nên ở người. Virus HIV thuộc họ Retroviridae có vật chất di truyền là một sợi RNA dương. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus HIV sẽ tấn công vào tế bào đại thực bào, lympho bào T. Đây chính là tế bào miễn dịch của con người, tế bào sinh ra kháng thể chống kháng nguyên lạ tấn công trong cơ thể. Sự xâm nhập HIV sẽ làm suy giảm chức năng miễn dịch khiến cơ thể dễ dàng bị tấn công bởi vi sinh vật gây hại khác. Chình vì vậy, HIV còn được gọi lại bệnh “cơ hội”.
HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch do virus gây nên
Ba giai đoạn phát triển của virus HIV trong cơ thể con người
Để hiểu rõ hơn về HIV là gì, bạn đọc cần biết đến các giai đoạn phát triển của virus HIV trong cơ thể của con người. Theo đó, sự phát triển của virus HIV được chia thành 3 giai đoạn:
Nhiễm trùng tiên phát
Nhiễm trùng tiên phát là giai đoạn virus HIV vừa xâm nhập vào cơ thể. Trong giai đoạn này, virus sẽ được nhân lên một cách nhanh chóng. Sau khi phơi nhiễm, người nhiễm virus HIV có thể xuất hiện các triệu chứng như: sốt, phát ban, nổi hạch, ho viêm họng, đau đầu, đau mỏi cơ, buồn nôn, sút cân. Trong giai đoạn nhiễm trùng tiên phát, các biểu hiện có phần khá giống với cảm cúm thông thường.
Mãn tính
Mãn tính hay còn được gọi là giai đoạn tiềm ẩn. Trong giai đoạn mãn tính, một lượng lớn virus HIV được nhân lên sẽ bắt đầu tấn công vào hệ thống miễn dịch. Khi đó, cơ thể sẽ chuyển sang tình trạng nhiễm trùng mạn tính. Các hạch bạch huyết luôn ở trong tình trạng bị viêm thường xuyên do chúng thực hiện việc chức năng bắt giữ virus nhằm bảo vệ cơ thể.
Giai đoạn AIDS
AIDS (Acquired Immunodeficiency Syndrome) là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm virus HIV gây nên. Ở giai đoạn này, virus HIV tấn công mạnh mẽ vào hệ miễn dịch. Điều này khiến hệ miễn dịch suy giảm, bị vô hiệu chức năng. Khi đó, các vi sinh vật khác có cơ hội tấc công cơ thể gây nhiễm trùng nặng.
Một đặc trưng ở giai đoạn AIDS là nhiễm nấm Candida species gây viêm phổi và bùng phát virus Herpes gây ung thư hạch bạch huyết, zona thần kinh. Không chỉ vậy, người nhiễm virus ở giai đoạn này còn có biểu hiện sút cân không rõ nguyên nhân và thường xuyên bị nhiễm trùng.
Sự phát triển của AIDS sẽ đồng nghĩa hệ thống miễn dịch của cơ thể ngày càng tổn hại nghiêm trọng. Khi đó, cơ thể sẽ không còn khả năng chống lại hầu hết các bệnh và nhiễm trùng. Cơ thể người bệnh sẽ rất dễ mắc các bệnh như: lao, viêm phổi, nhiễm nấm ở miệng, cổ họng hoặc não, ung thư hạch…
Người bệnh nhiễm virus HIV bước vào giai đoạn AIDS không có cách điều trị. Nguy hiểm hơn, người nhiễm virus rất dễ bị tử vong do các các bệnh liên quan bệnh nhiễm trùng cơ hội. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng virus vẫn có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của AIDS.
Ba con đường lây nhiễm HIV
Virus HIV không tồn tại ổ dịch trong tự nhiên. Nguồn truyền nhiễm duy nhất của virus HIV là từ người nhiễm HIV sang những người khác. Theo đó, con đường lây nhiễm HIV là qua 3 đường: đường máu, đường quan hệ tình dục, đường mẹ sang con.
Con đường máu
Máu hay bất kỳ một chế phẩm nào từ máu đều có khả năng lây truyền virus HIV từ người nhiễm sang người bình thường. Trên thực tế, khả năng lây truyền virus HIV qua đường máu có thể do:
Tiếp xúc hoặc dùng chung kim tiêm, ống chích có máu của người bệnh HIV.
Sử dụng các công cụ xăm, xỏ lỗ trên cơ thể mà chưa được khử trùng làm sạch.
Truyền máu chưa được sàng lọc virus HIV.
Tiếp xúc trực tiếp với máu, với vết thương hở, rỉ nước, với dịch sinh học của người nhiễm HIV.
Con đường tình dục
Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV là một trong con đường lây nhiễm virus này rất cao. Tất cả hình thức quan hệ tình dục đều có khả năng nhiễm virus bao gồm: hậu môn, âm đạo hay bằng miệng.
Các con đường lây nhiễm HIV
Dù bất kỳ quan hệ tình dục bằng bằng hình thức nào nếu không có biện pháp an toàn, bạn hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao. Từ các vết thương hở, virus HIV sẽ xâm nhập cơ thể của người bình thường khi có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV. Đặc biệt, những người mắc bệnh liên quan để tình dục mãn tính có khả năng lây nhiễm càng cao.
Con đường mẹ sang con
Con đường thứ 3 lây nhiễm virus HIV là truyền từ mẹ sang con. Tỷ lệ lây nhiễm từ người mẹ nhiễm HIV sang con là 20-30%. Quá trình lây nhiễm HIV từ mẹ sang con có thể bắt đầu từ giai đoạn mang thai đến chuyển dạ, thậm chí kể cả giai đoạn cho cho con bú.
Trong giai đoạn mang thai, thai nhi có thể bị nhiễm virus HIV từ người mẹ qua rau thai.
Ở thời kỳ chuyển dạ, con có thể nhiễm virus HIV từ mẹ khi trẻ được sinh ra qua đường sinh dục của mẹ: tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo, máu, nước ối… Đặc biệt, các cơn co tử cung đưa máu nhiễm virus của người mẹ vào tuần hoàn của thai nhi.
Ở giai đoạn cho con bú, virus HIV có thể xuất hiện ở các vết nứt ở núm vú của người mẹ hay trong chính sữa của người mẹ.
Người nhiễm HIV có được hưởng trợ cấp không?
Những người nhiễm HIV sẽ được hưởng trợ cấp của Nhà nước theo các trường hợp cụ thể. Những trường hợp người nhiễm HIV được hưởng trợ cấp được quy định cụ thể ở Điều 41 của Luật phòng, chống HIV/AIDS.
Người nhiễm HIV đều được chăm sóc ở gia đình hoặc cơ sở y tế của Nhà nước.
Trẻ em bị nhiễm HIV, người nhiễm HIV không nơi nương tựa và không con khả năng lao động được nuôi dưỡng, chăm sóc ở các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
Người nhiễm HIV được hưởng trợ cấp của xã hội
Bên cạnh đó, mọi tổ chức ngoài Nhà nước (tôn giáo, phi chính phủ, tổ chức khác) đều có thể thành lập cơ sở chăm sóc người bị nhiễm HIV. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân là huy động cộng đồng tham gia chăm sóc người nhiễm HIV. Ở Điều 40 của Luật phòng, chống HIV/AIDS cũng quy định, đang tham gia bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV đều được chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh HIV.
Khi phát hiện nhiễm HIV, bạn cần làm gì?
Một sự thật là nhiễm HIV gây nên căn bệnh AIDS vô cùng nguy hiểm. Đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra giải pháp điều trị cho căn bệnh này. Tuy nhiên nếu không may dương tính với virus HIV, việc đầu tiên bạn cần bình tĩnh. Dù không có thuốc đặc trị nhưng người nhiễm HIV vẫn có thể “chung sống” với căn bệnh này.
Khi nhiễm HIV, bạn sẽ cần trang bị kiến thức cần thiết về HIV là gì. Điều này vừa giúp bạn duy trì cuộc sống, chống chịu dài lâu với nó vừa bảo vệ tránh lây nhiễm sang người xung quanh.
Đến các trung tâm tư vấn HIV/AIDS để nhận được nhận được tư vấn từ bác sĩ và chuyên viên y tế. Danh tính của bạn sẽ không bị tiết lộ nên hoàn toàn an tâm.
Không quan hệ tình dục không an toàn.
Thông báo tình trạng của bản thân cho “bạn tình”.
Sử dụng thuốc kháng virus, thuốc ức chế quá trình phát triển của virus HIV theo đơn kê của bác sĩ.
Trên đây là thông tin về HIV là gì. Đây là virus gây nên căn bệnh nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng. Chình vì vậy nếu nghi ngờ bản thân đang phơi nhiễm với HIV, bạn cần đến xét nghiệm tại các trung tâm sàng lọc HIV/AIDS sớm nhất.