hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 26/11/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hộ chiếu ngoại giao là gì? Thủ tục xin cấp hộ chiếu ngoại giao ra sao?

Hộ chiếu ngoại giao là một trong 03 loại hộ chiếu được cấp tại Việt Nam cho những trường hợp nhất định. Vậy, so với những loại hộ chiếu khác, hộ chiếu ngoại giao có điểm gì khác biệt? Tác dụng của hộ chiếu ngoại giao dung để làm gì?

Mục lục bài viết
  • Hộ chiếu ngoại giao là gì?
  • Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao là bao lâu?
  • Đối tượng nào được cấp hộ chiếu ngoại giao?
  • Công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao được miễn thị thực ở những quốc gia nào?

Hộ chiếu ngoại giao là gì?

Tại khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam định nghĩa về hộ chiếu như sau:

Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Ngoài ra, khoản 4 Điều 2 Luật Xuất, nhập cảnh 2019 quy định về hộ chiếu gắn chip:

4. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp.

Hiện nay có 03 loại hộ chiếu đang được cấp tại Việt Nam gồm: Hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao.

Tron đó, theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, hộ chiếu ngoại giao có trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG), thông thường cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

Trên hộ chiếu ngoại giao sẽ bao gồm các thông tin:

- Thông tin nhân thân: Ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch;

- Thông tin hộ chiếu: Ký hiệu, số hộ chiếu; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh,…

Tóm lại, hộ chiếu ngoại giao là giấy tờ cấp cho người thuộc đối tượng pháp luật quy định được cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ, công tác.

ho chieu ngoai giao

Hộ chiếu ngoại giao là gì? Thủ tục xin cấp hộ chiếu ngoại giao ra sao? (Ảnh minh họa)


Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao là bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, hộ chiếu ngoại gao có thời hạn đến 05 năm và có thể được gia hạn 01 lần nhưng không quá 03 năm.

Cụ thể, theo Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-BNG:

- Thời hạn là 01 năm: Với hộ chiếu được cấp trong trường hợp bị hỏng hoặc mất khi đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài.

- Thời hạn tối thiểu là 01 năm và không dài hơn thời hạn hộ chiếu cũ với hộ chiếu được cấp trong trường hợp:

+ Hộ chiếu hết trang hoặc gia hạn hộ chiếu.

+ Hộ chiếu cấp cho người đang là thành viên của cơ quan đại diện Viêt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài có thay đổi về chức vụ.

- Hộ chiếu cấp, gia hạn cho các đối tượng sau có thời hạn tối thiểu là 01 năm và không dài hơn thời hạn hộ chiếu của người mà người đó đi theo, đi thăm:

Vợ, chồng, con chưa đủ 18 tuổi đang ở nước ngoài đi thăm, đi theo, con mới sinh ở nước ngoài của thành viên Cơ quan đại diện hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.

 

Đối tượng nào được cấp hộ chiếu ngoại giao?

Điều 8 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân năm 2019 đế chỉ rõ các đối tượng sau đây được cấp hộ chiếu ngoại giao, gồm:

- Người làm việc trong cơ quan Đảng như: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập…;

- Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Ủy viên Thường trực cơ quan của Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội…;

- Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước…

- Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ thành lập…

- Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.

- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.

- Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của người được quy định tại khoản 11 Điều này cùng đi theo hoặc thăm người này trong nhiệm kỳ công tác.:

Như vậy, có thể thấy người được cấp hộ chiếu ngoại giao thường là những người giữ chức vụ cao trong cơ quan Nhà nước, sử dụng hộ chiếu để ra nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao.

 

Công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao được miễn thị thực ở những quốc gia nào?

Thị thực (visa) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Hiện nay, đã có một số quốc gia đơn phương miễn thị thực cho công dân Việt Nam. Theo đó, người được cấp hộ chiếu ngoại giao chỉ cần xuất trình hộ chiếu còn hiệu lực và đáp ứng một số điều kiện khác về lưu trú mà không cần có Visa. Các quốc gia này có thể kể đến như:

- Anh: Từ ngày 10/9/2015, miễn thị thực cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao nhập cảnh Anh và lưu trú ngắn hạn dưới 06 tháng. Những người nhập cảnh với mục đích công tác nhiệm kỳ, lao động hoặc học tập dài hạn tại Anh vẫn phải xin thị thực phù hợp.

- Đài Loan: Từ ngay 28/5/2013, công dân Việt Nam (không phân biệt loại hộ chiếu) được miễn thị thực nhập cảnh trong thời gian 30 ngày nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Hộ chiếu (còn thời hạn trên 06 tháng) và có thị thực còn hạn hoặc có thẻ cư trú dài hạn của Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Schengen, Úc, Newzealand;

+ Giấy chứng nhận nhập cảnh miễn thị thực.

- Hồng Kông: Kể từ ngày 17/01/2019, công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được miễn thị thực nhập cảnh Hồng kông với thời hạn lưu trú trong vòng 14 ngày.

Ngoài ra, các quốc gia như Bun-ga-ri, Bô-li-vi-a,… cũng miễn thị thực cho công dân Việt Nam có hộ chiếu ngoại giao còn hiệu lực.

Trên đây là giải đáp về hộ chiếu ngoại giao. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Hộ chiếu công vụ là gì? Được cấp cho những ai?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X