Hộ khẩu thường trú là gì?
Hộ khẩu thường trú là gì, có những thông tin gì trong hộ khẩu thường trú là những câu hỏi đầu tiên khi tìm hiểu về nơi thường trú của cá nhân.
Hộ khẩu thường trú là cách gọi phổ biến của sổ hộ khẩu, đây là giấy tờ do cơ quan Công an cấp với mục đích ghi nhận thông tin đăng ký thường trú, có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Sổ hộ khẩu là văn bản giấy được Cơ quan công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về cư trú.
Kể từ ngày 1/1/2023, sổ hộ khẩu chính thức hết hiệu lực, hay, sổ hộ khẩu giấy sẽ bị xóa bỏ từ thời điểm này theo quy định của Luật Cư trú 2020 (văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực thi hành).
Cơ quan công an sẽ không cấp sổ hộ khẩu, thay vào đó, người dân thực hiện đăng ký thường trú chính sẽ được ghi nhận thông tin đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Theo đó, căn cứ Điều 9 Nghị định 62/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Cư trú 2020 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú liên quan đến việc đăng ký thường trú bao gồm các thông tin như:
Số hồ sơ cư trú của người dân;
Nơi thường trú, thời gian bắt đầu thường trú của người dân;
Nếu có xóa đăng ký thường trú thì ghi thông tin về lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú;
Họ, chữ đệm và tên khai sinh, tên gọi khác của người dân/người đăng ký thường trú;
Ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch của người đăng ký thường trú;
Số giấy tờ tùy thân, nơi cấp, ngày cấp;
Nghề nghiệp, thông tin liên hệ của người đăng ký thường trú,...;
Như vậy, với câu hỏi hộ khẩu thường trú là gì, căn cứ quy định hiện hành, có thể hiểu hộ khẩu thường trú chính là tên thường gọi của sổ hộ khẩu được cấp cho người đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
Theo quy định của Luật Cư trú 2020, sổ hộ khẩu sẽ không còn giá trị/không được cấp mới kể từ 1/3/2023, thay thế vào đó là việc người đăng ký thường trú sẽ được ghi nhận thông tin vào Cơ sở dữ liệu cư trú.
Hộ khẩu thường trú là gì?
Lợi ích của việc có hộ khẩu thường trú
Hộ khẩu thường trú là gì, hộ khẩu thường trú mang lại lợi ích gì là những câu hỏi thường gặp khi có vướng mắc về vấn đề cư trú của người dân.
Một số lợi ích có thể nhìn thấy được rõ ràng khi có hộ khẩu thường trú/khi được đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân như sau:
Thứ nhất, được ưu tiên đăng ký học tại các trường công lập
Đây là lợi ích rõ nhất mang lại cho gia đình đang có con ở độ tuổi đi học, đặc biệt là các gia đình đang sinh sống ở các thành phố lớn;
Mọi vấn đề về học phí, chi phí khác ở các trường công đều giảm hơn so với trường tư thục, từ đó, giảm gánh nặng về kinh tế;
So với những gia đình có đăng ký tạm trú, hoặc không có đăng ký cư trú tại nơi dự định cho con đi học thì đã đăng ký thường trú là điểm cộng, là sự ưu tiên rõ ràng khi tuyển chọn học sinh của các trường công;
Thứ hai, là căn cứ để thực hiện các thủ tục làm sổ đỏ, làm hộ chiếu, giấy tờ tùy thân khác (căn cước công dân/chứng minh nhân dân) hoặc thực hiện khai sinh, khai tử, đăng ký xe, đăng ký sở hữu các tài sản khác
Thông tin về nơi đăng ký thường trú được ghi nhận trong các giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, giấy tờ về hộ tịch khác;
Do vậy, nếu có đăng ký thường trú sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện các thủ tục hành chính này;
Thứ ba, là căn cứ để thực hiện các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, chia di sản thừa kế, nhận di sản thừa kế
Đây là thông tin buộc phải có trong hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, chia/nhận di sản thừa kế;
Cũng là thông tin để xác định thẩm quyền của cơ quan giải quyết các thủ tục trên;
Thứ tư, là căn cứ để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Một trong những căn cứ để xác định thẩm quyền của Tòa án, cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết tranh chấp về dân sự, giải quyết vụ án hình sự là nơi thường trú của đương sự;
Nơi thường trú của đương sự cũng là địa chỉ để cơ quan tiến hành tố tụng tống đạt các văn bản, giấy tờ của quá trình tố tụng;
Thứ năm, là căn cứ để được nhận những chính sách về hỗ trợ nhà ở (ví dụ mua nhà ở xã hội...), trợ cấp xã hội, vay tiền từ ngân hàng chính sách, tổ chức tín dụng nhân dân
Đây là những trường hợp cần sử dụng đến nơi đăng ký thường trú của người dân, nếu có thường trú, họ sẽ có điều kiện ưu tiên để thực hiện;
Thứ sáu, là căn cứ giải quyết các chế độ đền bù, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Nơi thường trú liên quan đến điều kiện, thủ tục nhận đền bù bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;
Thứ bảy, nhận được sự ưu tiên khi thi tuyển công chức, viên chức
So với những trường hợp chỉ có tạm trú hoặc không đăng ký thường trú thì trong một số trường hợp, công dân có thể được ưu tiên hơn khi tham gia các kỳ thi tuyển công chức, viên chức tại địa phương nơi có đăng ký thường trú;
Trên đây là cơ bản những lợi ích mà người dân có thể nhận được khi có đăng ký thường trú/hộ khẩu thường trú.
Vậy nên, hộ khẩu thường trú là gì, có hộ khẩu thường trú có lợi ích gì là hai trong số nhiều vấn đề liên quan đến hộ khẩu thường trú mà bạn nên quan tâm.
Lợi ích của việc đăng ký thường trú
Điều kiện để có hộ khẩu thường trú
Điều kiện để có hộ khẩu thường trú/được đăng ký thường trú là vấn đề được nhiều người quan tâm ngoài vấn đề về hộ khẩu thường trú là gì.
Theo Điều 20 Luật Cư trú 2020, điều kiện được đăng ký thường trú/có hộ khẩu thường trú trong 3 trường hợp cơ bản tương ứng là có chỗ ở hợp pháp, đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp cho thuê, mượn, ở nhờ như sau:
Trường hợp đăng ký thường trú | Đăng ký thường trú khi có chỗ ở hợp pháp | Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình | Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp cho thuê, mượn, ở nhờ |
Điều kiện đăng ký thường trú | Chỗ ở hợp pháp phải thuộc quyền sở hữu của mình | Nếu thuộc một trong 3 trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú như:
|
|
Lưu ý: Điều kiện để đăng ký thường trú trong một số trường hợp đặc biệt khác
Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ: Là người đại diện cơ sở tín ngưỡng, là người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử,... (khoản 4 Điều 20 Luật Cư trú);
Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội: Là người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp và được người đứng đầu/hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý (khoản 5 Điều 20 Luật Cư trú);
Đăng ký thường trú cho người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện: Chủ phương tiện đồng ý; phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định/hoặc có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn;
Đăng ký thường trú của người chưa thành niên: Phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ đồng ý, trừ trường hợp do Tòa án quyết định;
Ngoài ra, Luật Cư trú 2020 có quy định về các địa điểm không được đăng ký thường trú mới tại Điều 23 trừ trường hợp chồng về ở với vợ; vợ về ở với chồng; con về ở với cha, mẹ và cha, mẹ về ở với con.
Như vậy, hộ khẩu thường trú là gì, điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú như thế nào là hai vấn đề thường tồn tại song song và được giải quyết đồng thời với nhau.
Chi tiết các điều kiện đăng ký thường trú được chúng tôi giải đáp ở trên.
Điều kiện đăng ký thường trú
Thủ tục để đăng ký hộ khẩu thường trú
Giấy tờ cần chuẩn bị để đăng ký thường trú
Hộ khẩu thường trú là gì đã được chúng tôi giải đáp ở trên.
Vậy, giấy tờ cần chuẩn bị gồm những gì là câu hỏi được giải đáp theo quy định tại Điều 21 Luật Cư trú 2020 như sau:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01);
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
Và thêm một số những giấy tờ, tài liệu tương ứng với các trường hợp riêng, cụ thể như sau đây:
Ý kiến đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu bằng văn bản cùng giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ/thành viên hộ gia đình nếu thuộc khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú;
Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người hoạt động tôn giáo như nhà tu hành, chức sắc,...;
Văn bản xác nhận của có công trình phụ trợ là nhà ở trong cơ sở tôn giáo của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Chứng nhận đăng ký, đăng kiểm của phương tiện/xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về phương tiện đăng ký đậu, đỗ thường xuyên tại phạm vi hành chính do mình quản lý;
Giấy tờ các nhận về việc nuôi dưỡng và văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội đối với người được trợ giúp xã hội;
Như vậy, sau khi đã hiểu hộ khẩu thường trú là gì thì bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu về các loại giấy tờ được sử dụng để đăng ký hộ khẩu thường trú như chúng tôi đã nêu trên.
Nơi làm thủ tục đăng ký thường trú
Căn cứ quy định của pháp luật về cư trú, nơi thực hiện thủ tục đăng ký thường trú là cơ quan công an có thẩm quyền.
Cơ quan công an có thẩm quyền là công an cấp xã, phường, thị trấn nơi người đăng ký thường trú có nguyện vọng đăng ký thường trú.
Lưu ý rằng, người có yêu cầu đăng ký thường trú phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh như chúng tôi đã nêu trên.
Nói cách khác, sau khi xác định được hộ khẩu thường trú là gì, điều kiện để được đăng ký hộ khẩu thường trú, các bên cần lưu ý, tìm hiểu nơi làm thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú để thực hiện.
Pháp luật cư trú hiện hành quy định, đây là thủ tục bắt buộc đối với người dân khi có đủ điều kiện đăng ký thường trú.
Các bước thực hiện đăng ký thường trú
Câu hỏi tiếp theo sau khi đã tìm hiểu hộ khẩu thường trú là gì chính là thủ tục đăng ký thường trú được diễn ra theo trình tự nào.
Căn cứ Điều 22 Luật Cư trú, thủ tục đăng ký thường trú bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký thường trú
Hồ sơ đăng ký thường trú gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú (mẫu CT01), giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp cùng các giấy tờ khác trong từng trường hợp cụ thể như chúng tôi đã nêu ở trên;
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Công an cấp xã;
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký thường trú
Công an cấp xã kiểm tra, tiếp nhận, cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký (có thể thực hiện kê khai, nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến);
Trả kết quả đăng ký thường trú cho người yêu cầu (thông báo cho người đăng ký thường trú vè việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú);
Như vậy, hộ khẩu thường trú là gì, đăng ký hộ khẩu thường trú như thế nào là những vấn đề cơ bản liên quan đến nơi thường trú.
Những vướng mắc này đã được chúng tôi giải đáp cụ thể theo quy định của Luật Cư trú hiện hành.
Thời hạn hoàn thành thủ tục đăng ký thường trú
Khi thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, người yêu cầu thường sẽ quan tâm đến thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký thường trú cho người dân là trong 7 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Được gọi là hồ sơ hợp lệ nếu thỏa mãn điều kiện:
Hồ sơ đầy đủ giấy tờ theo luật định;
Không có sai sót khi kê khai;
Vậy nên, thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký thường trú là không quá 7 ngày làm việc.
Căn cứ vào phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, người dân có thể xác định được thời hạn giải quyết.
Phân biệt hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện tại
Các khoản phí, lệ phí phải nộp khi đăng ký thường trú
Hộ khẩu thường trú là gì, hộ khẩu thường trú được đăng ký theo những bước nào, có phải nộp lệ phí, phí khi đăng ký thường trú hay không là những câu hỏi liên quan đến thủ tục đăng ký thường trú hiện nay.
Căn cứ quy định tại Thông tư 85/2019/TT-BTC, người đề nghị đăng ký thường trú phải nộp lệ phí đăng ký cư trú (ban hành tại Nghị quyết của từng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh).
Mức thu đối với khoản lệ phí đăng ký cư trú được xác định theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú.
Do vậy, mức thu này là khác nhau đối với mỗi tỉnh.
Lưu ý: Người thuộc diện miễn, giảm đóng nộp lệ phí đăng ký cư trú không phải nộp/nộp ít hơn số tiền phải đóng theo quy định.
Như vậy, người đăng ký thường trú phải nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của từng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện đăng ký cư trú.
Phân biệt hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay
Hộ khẩu thường trú là gì, hộ khẩu thường trú có khác chỗ ở hiện nay ở đặc điểm gì cũng là câu hỏi nhận được nhiều sự chú ý, quan tâm của độc giả.
Để phân biệt 2 nơi ở này của công dân, có thể căn cứ vào định nghĩa, trường hợp sử dụng của 2 nơi này, cụ thể như sau:
Tiêu chí phân biệt | Hộ khẩu thường trú | Chỗ ở hiện nay |
Định nghĩa | Là từ thường dùng để gọi tên sổ hộ khẩu - văn bản pháp lý được cơ quan công an cấp cho người đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú trước thời điểm Luật Cư trú 2020 có hiệu lực thi hành | Chỗ ở hiện nay hay nơi ở hiện tại nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống (khoản 10 Điều 2 Luật Cư trú 2020) |
Trường hợp sử dụng |
|
|
Như vậy, hộ khẩu thường trú là gì, có khác gì so với nơi ở hiện tại/chỗ ở hiện nay đã được chúng tôi phân tích ở trên.
Tùy thuộc từng nhu cầu sử dụng mà bạn đọc có thể ghi địa chỉ thường trú hoặc nơi tạm trú, nơi ở hiện tại cho phù hợp.
Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề Hộ khẩu thường trú là gì? Nếu bạn còn thắc mắc về hộ khẩu thường trú hoặc các vấn đề pháp lý khác của Luật Cư trú, hãy liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời.