Hưu trí là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Hưu trí dùng để chỉ một chế độ bảo hiểm xã hội danh cho những người lao động đã hết độ tuổi lao động và không còn khả năng tiếp tục công việc nữa. Để đảm bảo nhu cầu cuộc sống sau này của những đối tượng này, nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật về chế độ hưu trí.
Thế nào là hưu trí?
Theo Wikipedia có đưa ra giải đáp về hưu trí là gì như sau: “Hưu trí là tên gọi chỉ chung cho những người đã về hưu hoặc nghỉ hưu theo chế độ và được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Hưu trí thường là người già, người có thâm niên công tác nhất định (ngoại trừ một số trường hợp nhà nước cho nghỉ mất sức vì thực hiện các công việc nặng nhọc, độc hại…).”
Ngoài ra, theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có xác định hưu trí là bảo hiểm tuổi già, là một trong những nhánh quan trọng của an toàn xã hội.
Ở Việt Nam, chế độ hưu trí bắt đầu được xác lập từ năm 1961 sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 218-CP về bảo hiểm xã hội. Chế độ hưu trí là chế độ chi trả lương hưu hàng tháng cho người lao động khi người lao động đáp ứng điều kiện về tuổi về hưu và số năm đóng bảo hiểm xã hội. Đây là một chế độ người lao động sẽ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Hưu trí là gì? Điều kiện hưởng chế độ hưu trí ra sao? (Ảnh minh họa)
Điều kiện hưởng chế độ hưu trí năm 2021 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về điều kiện về hưu như sau:
- Trường hợp không bị suy giảm khả năng lao động:
Đối với người lao động bình thường
Tuổi | Số năm đóng BHXH | Điều Kiện khác | |
Nam | Nữ | ||
60 tuổi 3 tháng | 55 tuổi 4 tháng | 20 | |
55 tuổi 3 tháng – 60 tuổi 3 tháng | 50 tuổi 4 tháng – 55 tuổi 4 tháng | 20 | Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên |
50 tuổi 3 tháng – 55 tuổi 3 tháng | 50 tuổi 4 tháng – 55 tuổi 4 tháng | 20 | Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò |
Không quy định | 20 | Nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp |
Đối với lực lượng quân đội, công an.
Tuổi | Số năm đóng BHXH | Điều kiện khác | |
Nam | Nữ | ||
55 tuổi 3 tháng | 50 tuổi 4 tháng | 20 | |
50 tuổi 3 tháng – 55 tuổi 4 tháng | 45 tuổi 4 tháng – 50 tuổi 4 tháng | 20 | Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên ( Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH) |
Không quy định | 20 | Nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp |
- Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động:
Tuổi | Số năm đóng BHXH | Điều kiện khác | |
Nam | Nữ | ||
55 tuổi 3 tháng | 50 tuổi 4 tháng | 20 | Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên |
50 tuổi 3 tháng | 45 tuổi 4 tháng | 20 | Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên |
Không quy định | 20 | Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
- Đối với lực lượng quân đội, công an.
Tuổi | Số năm đóng BHXH | Điều kiện khác | |
Nam | Nữ | ||
50 tuổi 3 tháng | 45 tuổi 4 tháng | 20 | Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên |
Không quy định | 20 | Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
Mức hưởng lương hưu hàng tháng là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 56 Luật BHXH 2014:
Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Trong đó:
- Đối với lao động nam: 19 năm đóng BHXH thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%;
- Đối với lao động nữ: 15 năm đóng BHXH thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 3%;
- Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi (do bị suy giảm khả năng lao động): cứ mỗi 1 năm nghỉ hưu trước tuổi thì bị trừ 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không bị giảm tỷ lệ hưởng lương hưu.
- Tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa không được quá 75%;
Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí và địa điểm nộp
Căn cứ theo quy định tại mục 1.2.2 Điều 6 Chương III ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019, hồ sơ hưởng chế độ hưu trí được quy định như sau:
Trường hợp người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc tại đơn vị
- Sổ BHXH;
- Quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí;
- Đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động thì cần biên bản giảm định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa
- Đối với người lao động nghỉ hưu do bị nhiễm HIV/AIDS (do tai nạn rủi ro nghề nghiệp) thì cần nộp bản sao giấy chứng nhận nhiễm bệnh.
Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện
- Sổ BHXH;
- Mẫu đơn đề nghị 14-HSB;
- Đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động thì cần biên bản giảm định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa
- Đối với trường hợp đang chấp hành hình phạt tù thì cần nộp mẫu giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSBNơi nộp hồ sơ: Cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện hoặc tỉnh nơi đơn vị người lao động đang tham gia BHXH.
Trên đây là giải đáp về Hưu trí là gì? Nếu còn băn khoăn hoặc có thêm vướng mắc, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.