Bài viết này sẽ trình bày ý nghĩa, biện pháp thực hiện và chính sách liên quan đến kế hoạch hóa gia đình, cũng như xem xét về vi phạm kế hoạch hóa gia đình và hậu quả của nó.
Kế hoạch hóa gia đình là gì?
Kế hoạch hoá gia đình được hiểu là quá trình tổ chức và định hình việc sinh con theo một kế hoạch cụ thể.
Kế hoạch hóa gia đình là quá trình quan trọng để đảm bảo rằng việc sinh con được điều chỉnh và kiểm soát theo ý muốn của các cặp vợ chồng, bao gồm cả việc quản lý khả năng sinh con, xác định khoảng cách giữa các lần sinh con, và quyết định về số lượng con phù hợp với mỗi gia đình.
Kế hoạch hóa gia đình là gì?
Vai trò của kế hoạch hóa gia đình là vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của một gia đình. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của kế hoạch hóa gia đình:
- Kế hoạch hóa gia đình giúp xác định mục tiêu và định hình hướng đi cho gia đình. Điều này giúp tất cả các thành viên trong gia đình có một phương hướng chung và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu đó.
- Kế hoạch hóa gia đình giúp quản lý tài chính hiệu quả bằng cách lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp gia đình duy trì ổn định kinh tế và đảm bảo có đủ nguồn lực cho các nhu cầu cơ bản và phát triển.
- Kế hoạch hóa gia đình tạo ra cơ hội để xây dựng một môi trường gia đình lành mạnh, nơi mà tình yêu, sự hiểu biết và sự hỗ trợ luôn được tôn trọng và thúc đẩy.
- Kế hoạch hóa gia đình giúp quyết định về số lượng con và khoảng cách giữa các lần sinh con phù hợp với điều kiện kinh tế, tâm lý và sức khỏe của gia đình.
- Việc thảo luận và lập kế hoạch cùng nhau giúp gia đình tạo ra sự gắn kết và sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó xây dựng mối quan hệ gia đình mạnh mẽ và ổn định.
- Khi được thực hiện một cách cẩn thận, kế hoạch hóa gia đình có thể giúp ngăn ngừa và giảm thiểu những xung đột và khủng hoảng có thể phát sinh từ sự bất ổn kinh tế hoặc mâu thuẫn nội tại.
Các biện pháp kế hoạch hoá gia đình
Theo Khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh số 06/2003/PL-UBTVQH11, các biện pháp kế hoạch hoá gia đình bao gồm:
“- Tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ, bảo đảm để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện thực hiện kế hoạch hoá gia đình;
- Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình bảo đảm chất lượng, thuận tiện, an toàn và đến tận người dân;
- Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, thực hiện các chính sách bảo hiểm để tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình sâu rộng trong nhân dân.”
Một số biện pháp kế hoạch hoá gia đình mà bạn có thể sử dụng khi đã sinh đủ con và không mong muốn "vỡ kế hoạch", có thai ngoài ý muốn như:
Đặt vòng tránh thai: giúp ngăn cản được quá trình hợp tử hình thành tổ, không cho quá trình thụ thai diễn ra. Phương pháp đặt vòng không làm ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng mà cũng không gây đau đớn.
Tuy nhiên cần lưu ý về vấn đề vệ sinh cá nhân để không gây tình trạng viêm nhiễm hoặc một số bệnh đường tình dục sau khi đặt vòng.
- Sử dụng bao cao su: đây là một phương pháp tránh thai an toàn và hiệu quả bảo vệ không chỉ khỏi thai, mà còn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Cấy que tránh thai dưới vùng da cánh tay.
- Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày cho nữ đây là biện pháp an toàn còn tăng cường sức khỏe cho nữ.
- Hoặc trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng thuốc tránh thai một lần biện pháp này không khuyến khích chỉ sử dụng khi không thể hoặc không kịp sử dụng các biện pháp khác.
Bên cạnh đó còn có một số phương pháp khác như thắt ống dẫn trứng, sử dụng màng ngăn âm đạo, hay tiêm thuốc tránh thai… Mỗi biện pháp đều có sác xuất và những ưu nhược điểm riêng, cần tìm kiểu kỹ trước khi áp dụng cho mỗi người.
Chính sách kế hoạch hóa gia đình là gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh số 06/2003/PL-UBTVQH11 về dân số:
“Kế hoạch hoá gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.”
Chính sách kế hoạch hóa gia đình là gì?
Theo đó, các cặp vợ chồng thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình qua việc quyết định về thời điểm sinh con, số lượng con và khoảng cách giữa các lần sinh phải được xác định dựa trên các yếu tố như tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công việc, thu nhập và việc nuôi dạy con của mỗi cá nhân hoặc cặp vợ chồng, dựa trên nguyên tắc bình đẳng.
Theo đó, chính sách kế hoạch hóa gia đình là sự nỗ lực của Nhà nước và xã hội để khuyến khích mỗi cá nhân và cặp vợ chồng tham gia quyết định tự nguyện về số lượng con, thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh.
Mục tiêu của việc này là bảo vệ sức khỏe của người sinh và con cái, đảm bảo việc nuôi dạy con được thực hiện một cách có trách nhiệm, và phù hợp với các chuẩn mực xã hội cũng như điều kiện sống của từng gia đình.
Đồng thời, việc kế hoạch hóa gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết tình trạng dân số và phát triển bền vững của quốc gia.
Vi phạm kế hoạch hoá gia đình có bị phạt không?
Việc phạt vi phạm kế hoạch hóa gia đình chỉ áp dụng đối với một số đối tượng cụ thể, chẳng hạn như đảng viên hoặc viên chức.
Cụ thể, đối với Đảng viên, theo Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022:
“Vi phạm quy định chính sách dân số
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
b) Vi phạm chính sách dân số.
2. Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
b) Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.”
Theo đó, người nào là đảng viên mà sinh con thứ ba vi phạm chính sách dân số thì tùy trường hợp và mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng kỷ luật bằng các hình thức nêu trên, nhẹ nhất là khiển trách và nặng nhất thì có thể bị kỷ luật bằng khai trừ khỏi Đảng.
Ngoài ra, theo Điều 16 và Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, viên chức sinh con thứ ba vi phạm chính sách dân số thì bị xử lý kỷ luật khiển trách, nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị buộc thôi việc.
Bài viết trên đã gửi đến bạn đọc thông tin về kế hoạch hoá gia đình là gì cũng như các biện pháp và xử lý vi phạm liên quan đến kế hoạch hoá gia đình.
Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số 19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật