hieuluat
Chia sẻ email

Khi nào áp dụng biện pháp cải tạo không giam giữ? Khác án treo thế nào?

Cải tạo không giam giữ thuộc một trong những hình phạt áp dụng với người phạm tội tại Bộ luật Hình sự. Vậy cải tạo không giam giữ được hiểu thế nào, khi nào thì sử dụng hình phạt này?

Mục lục bài viết
  • Thế nào là cải tạo không giam giữ?
  • Áp dụng cải tạo không giam giữ trong trường hợp nào?
  • Người bị cải tạo không giam giữ có nghĩa vụ gì?
  • Cải tạo không giam giữ có được miễn, giảm hình phạt khi nào?
  • Cải tạo không giam giữ và án treo khác nhau thế nào?
Câu hỏi: Tôi muốn biết rõ về biện pháp cải tạo không giam giữ hiện nay được áp dụng thế nào? Có khác gì so với án treo không? Những người chấp hành án phạt này có được miễn, giảm thời gian thi hành không?

Chào bạn, hình phạt cải tạo không giam giữ cùng với án treo là 02 hình phạt tạo điều kiện cho người bị phạt không bị cách ly khỏi xã hội, không phải ngồi tù. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề vướng mắc, mời bạn tham khảo các thông tin dưới đây:

Thế nào là cải tạo không giam giữ?

Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Hình sự 2015 thì

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Trong đó bao gồm cả hình thức cải tạo không giam giữ. Đây là là hình phạt:

- Không bắt buộc người bị kết án cách ly khỏi xã hội

- Người phạm tội được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục

- Nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.

Còn tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 60/2000/NĐ-CP

1. Hình phạt cải tạo không giam giữ nhằm tạo điều kiện cho người bị phạt cải tạo không giam giữ (sau đây gọi là người bị kết án) lao động, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục) và gia đình người đó.

cai tao khong giam giu
Trong một số trường hợp, người phạm tội được áp dụng biện pháp cải tạo không giam giữ. Ảnh minh họa

Áp dụng cải tạo không giam giữ trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015, cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng - 03 năm đối với:

Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự quy định đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng, xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Mặt khác, nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam sẽ được trừ vào thời gian chấp hành cải tạo không giam giữ. Cụ thể, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

Người bị phạt cải tạo không giam giữ được tòa án giao cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người đó để giám sát, giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình người bị kết án phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Người bị cải tạo không giam giữ có nghĩa vụ gì?

Cũng theo Điều 36, trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải:

- Thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ

- Bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% - 20% để sung quỹ nhà nước.

Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập trong trường hợp đặc biệt nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự thì không khấu trừ thu nhập.

Riêng với người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng.

Thời gian lao động không quá 04 giờ trong một ngày, không quá 05 ngày trong 01 tuần.

Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng, với:

- Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 06 tháng

- Người già yếu

- Người bị bệnh hiểm nghèo

- Người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng.

Ngoài ra, người bị kết án cải tạo không giam giữ còn phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định tại Luật thi hành án hình sự.

Cải tạo không giam giữ được miễn, giảm hình phạt khi nào?

Người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ cũng sẽ được miễn, giảm hình phạt trong các trường hợp theo quy định. Cụ thể như sau:

Miễn chấp hành hình phạt

(Căn cứ Điều 62 Bộ luật hình sự)

Người bị kết án cải tạo không giam giữ được miễn chấp hành hình phạt theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Lập công sau khi bị kết án

- Bị bệnh hiểm nghèo;

- Chấp hành tốt pháp luật, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

-  Xét thấy không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Giảm hình phạt

(Căn cứ Điều 63 Bộ luật Hình sự)

Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 1/3 thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ.

Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng bảo đảm đã chấp hành được 1/2 mức hình phạt đã tuyên.

Cải tạo không giam giữ và án treo khác nhau thế nào?

Đều là các biện pháp áp dụng với người phạm tội, người phạm tội không phải ngồi tù. Cải tạo không giam giữ và án treo cũng có những điểm giống và khác nhau.
Giống nhau

Về cơ bản thì cải tạo không giam giữ và án treo là hai hình phạt thể hiện sự khoan hồng của pháp luật với người phạm tội.

- Người phạm tội không bị cách ly khỏi xã hội, vẫn được sinh sống, làm việc như bình thường.

- Người phạm tội phải có nơi cư trú rõ ràng, nơi làm việc ổn định.

Đều được giám sát, giáo dục bởi cơ quan, tổ chức nơi làm việc, gia đình…

Khác nhau

Án treo

Cải tạo không giam giữ

Căn cứ

- Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015

- Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP

- Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015

- Nghị định 60/2000/NĐ-CP

Điều kiện sử dụng biện pháp

- Bị xử phạt tù đến 3 năm

- Có nhân thân tốt và nhiều tình tiết giảm nhẹ

- Xét thấy không cần thiết phải chấp hành hình phạt tù

Phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng nhưng xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Thời hạn áp dụng

- Bị phạt tù không quá 03 năm

- Thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, trong khoảng từ 01 năm – 05 năm

- Có thể được rút ngắn thời gian thử thách

- Từ 06 tháng đến 03 năm

- Được xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt nếu:

+ Đã chấp hành được 1/3 thời hạn

+ Lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo

Nghĩa vụ

- Chấp hành các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đầy đủ.

- Phải có công an cấp xã đến làm việc với UBND xã nơi được giao giám sát, giáo dục nếu đi khỏi nơi cư trú từ 03 - 06 tháng.

- Làm bản cam kết thể hiện sự quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm, có ý kiến của người trực tiếp giám sát, giáo dục

- Nếu đi khỏi nơi cư trú từ 03 - 06 tháng, phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú để trình UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.

- Khai báo, giao nộp đầy đủ phần thu nhập bị khấu trừ theo quyết định của Tòa án cho cơ quan thi hành án dân sự.


Trên đây là thông tin giải đáp về cải tạo không giam giữ áp dụng khi nào? Nếu còn băn khoăn hoặc có thêm vướng mắc, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

X